Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao
In Chủ đề trước Tiếp theo

Tìm hiểu về tay nắm và ghi đông cho xe đạp kèm phụ kiện [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 11/12/2016 16:19:17

Một chiếc xe đạp (MTB)mới mua thường thiếu một vài thứ (theo nhu cầu từng người), những thứ lắp trênxe thì ở mức độ tối thiểu. Có một điều nghịch lý là xe càng đắt tiền thì càngkhông có gì, những chiếc xe đắt tiền nhất thì còn không có cả pê-đan (thế thìđạp bằng gì ?), và cứ sờ đến món nào là tính tiền món đó. Một số bạn khác thìlại tháo bớt những thứ sẵn có trên xe ra (sợ nặng, và để cho giống cua-rơchuyên nghiệp).


Vậy vấn đề đặt ra là thực sự bạn sẽ cần những gì ? Chi phí baonhiêu ? Thông thường những thứ bạn mua thêm bằng khoảng 10% giá trị chiếc xe(không kể những đồ bạn khoác vào người như quần áo giày mũ găng tay ba-lô). Vớitiêu chí rẻ, tôi thường chọn những thứ rẻ tiền hơn trong số các lựa chọn.


Tay nắm – ghi-đông


Tay nắm xe loại nguyên bản của nhà sản xuất thường là rất đơngiản, chỉ là một ống cao su có tác dụng chống trơn trượt. Tuy nhiên với tư thếđiều khiển xe MTB là một phần trọng lượng dồn xuống đôi tay, thì chỉ sau vàiki-lô-mét bạn đã bắt đầu thấy ê ẩm ở cổ tay, và cảm giác tê thiếu máu. Khôngnhư loại ghi đông cong của xe cuốc có nhiều vị trí để thay đổi, ghi đông xe MTBchỉ cho bạn mỗi một tư thế ngang duy nhất.


Với những người thường di chuyển đường trường nhiều kinh nghiệm,họ sẽ lắp thêm một số phụ kiện vào ghi-đông xe để có thêm nhiều vị trí nghỉtay. Đối với người dùng xe đạp a-ma-tơ như tôi thì chỉ cần thay một đôi tay nắmphù hợp và điều chỉnh độ rộng 2 bên tay nắm cho vừa với cơ thể.


Một đôi tay nắm loại có phần đỡ lòng bàn tay, có tác dụng chốngmỏi tay, thông thường có giá 100k-300k, với chất liệu nhựa hoặc cao-su. Một sốloại thì có luôn cả phần bảo vệ tay (sừng trâu) trông rất hầm hố, và có thêmtác dụng thay đổi vị trí tay cầm. Với loại xe có bộ chuyển số dạng tay vặn thìhơi khó kiếm đôi tay nắm vừa ý.


Khi thay tay nắm thì đoạn vất vả nhất lại là việc tháo tay nắmcũ ra. Vì làm bằng cao-su nên thường bám rất chắc vào ghi-đông, nhiều ngườiphải dùng cách ngâm nước nóng, thổi hơi nóng, dùng áp lực từ máy nén khí, thậmchí bực quá dùng dao. Các bạn nên dùng đôi găng tay bảo hộ loại bằng len để bảovệ tay.


Lắp tay nắm vào thì thông thường phải dùng đến vít lục giác, vìtay nắm mới thường siết bằng vòng kim loại. Các bạn có thể phải điều chỉnh saumột vài ki-lô-mét để tìm góc thích hợp nhất.


Một điểm khá quan trọng tôi thấy nhiều người thường bỏ quá, đólà độ rộng của ghi-đông/tay nắm. Vị trí tay nắm quá rộng hoặc quá hẹp đều dẫnđến mỏi vai/ cổ tay và ảnh hưởng đến lồng ngực. Theo tiêu chuẩn thông thườngthì:

– Chiều rộng ghi-đông hơn chiều rộng của vai khoảng 10-15cm (tùythuộc bạn có lắp thêm thiết bị sừng trâu hay không)

– Vị trí tay nắm được lắp sao cho khoảng cách giữa 2 bàn tay khicầm tay nắm rộng bằng nách của bạn.


Các xe MTB thông thường ở Việt Nam thường có ghi-đông rộng60-62cm, đối với các bạn nam >1.7m thì bình thường, nhưng với các bạn nữ thìcó vẻ hơi rộng. Theo tôi với bạn nữ có chiều cao khoảng trên 1.6m thì ghi-đôngrộng 56-58cm là vừa.


Tuy nhiên để có được vị trí tay nắm phù hợp thoải mái nhất thìkhông gì bằng thực nghiệm, bạn hãy điều khiển qua khoảng 10km với các địa hìnhkhác nhau để tìm ra vị trí thoải mái nhất cho mình.


Một chiếc ghi-đông dài quá có thể phải cắt bớt. Các bạn dùngthước và bút dạ đánh dấu 2 đầu cần cắt cho đều. Khi thi công nhớ đeo găng vàkính bảo hộ.


Đánh giá

Lưu trữ | Phiên bản Mobile | Quy chế | Chính sách | Chợ24h

GMT+7, 27/4/2024 01:45 , Processed in 0.242576 second(s), 130 queries .

© Copyright 2011-2024 ISOFT®, All rights reserved
Công ty CP Phần mềm Trí tuệ
Số ĐKKD: 0101763368 do Sở KH & ĐT Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 13/7/2005, sửa đổi lần thứ 4 ngày 03/11/2011
Văn phòng: Tầng 9, Tòa Linh Anh, Số 47-49 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (84) 2437 875018 | (84) 2437 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com

Lên trên