Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao
In Chủ đề trước Tiếp theo

Các nguồn năng lượng tái tạo ở việt nam bạn nên biết [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 18/12/2017 19:37:38
Năng lượng tái giúp chống biến đổi khí hậu, tạo tiền đề phát triển bền vữngHiện nay, các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt đã và đang đáp ứng phần lớn nhu cầu năng lượng của con người, tuy nhiên năng lượng hóa thạch là nguồn nguyên liệu không bền vững. Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch là một trong các nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu và thậm chí làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.



Năng lượng gió

Nằm trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa với bờ biển dài, Việt Nam chúng ta có một thuận lợi cơ bản để phát triển năng lượng gió. Theo một nghiên cứu về năng lượng gió của Ngân hàng thế giới, Việt Nam có tới 8,6% diện tích lãnh thổ được đánh giá có tiềm năng vượt trội từ “tốt” đến “rất tốt” để xây dựng các trạm điện gió cỡ lớn. Tổng tiềm năng điện gió của Việt Nam ước đạt 513.360MW tức là bằng hơn 200 lần công suất của Thủy điện Sơn La, và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2020. Nếu xét theo tiêu chuẩn để xây dựng các trạm điện gió cỡ nhỏ phục vụ cho làm ăn phát triển kinh tế ở những khu vực khó khăn thì Việt Nam có đến 41% diện tích vùng nông thôn có thể phát triển điện gió loại nhỏ.


Năng lượng gió tại Việt Nam trong khoảng thời gian tới chỉ mới được khai thác ở mức số lượng nhỏ với sản lượng đầu ra dao động từ 150-200W. Lượng điện tạo ra được chủ yếu sử dụng cho bơm nước tưới tiêu và nạp pin năng lượng. Hiện thời, hơn 1,500 turbin gió với năng suất từ 15-200W đã được lắp đặt tại các vùng nông thôn và hải đảo tại Việt Nam cho tiêu dùng hộ gia đình. Tổng công suất  đã lắp đặt cho các hệ thống điện gió ở Việt Nam là 9.5MW.


Hiện nay có nhiều nhà đầu tư nước ngoài và các công ty Việt Nam đang chú tâm  xây dựng các dự án về trang trại gió ở Việt Nam với công suất từ 6MW đến 150MW. Hơn 20 dự án điện gió hiện đang được tiến hành với khả năng tạo ra một sản lượng điện dự kiến rất lớn là 20.000MW.Tuy nhiên, không dự án nào trong số các dự án này được đưa vào hoạt động và kết nối với lưới điện quốc gia.Quá trình chậm thực hiện sản xuất điện gió là do chi phí quá cao dẫn đến giá bán điện cũng  cao theo.

Bạn muốn lắp đặt vui lòng liên hệ: https://solarbk.vn/ve-solarbk/cau-chuyen-cua-chung-toi/gioi-thieu/


Năng lượng mặt trời


Việt Nam là đất nước nhiệt đới với tổng số giờ nắng và cường độ bức xạ nhiệt cao (trung bình xấp xỉ 5kWh/m2/ngày). Đặc biệt là ở các vùng phía Nam, số giờ nắng chiếm khoảng 1.600-2.600 giờ/năm. Nước ta đã phát triển nguồn năng lượng điện mặt trời rất lâu từ những năm 1960, tới nay hoàn toàn làm chủ công nghệ điện mặt trời. Tuy nhiên, dù có nguồn tài nguyên năng lượng mặt trời lớn nhưng sau một thời gian dài phát triển, việc khai thác nguồn năng lượng này vẫn chưa hiệu quả.


Sở dĩ, năng lượng mặt trời chưa phát triển ở Việt Nam là do chi phí thiết bị còn khá cao, khoảng 20.000USD/gia đình. Công nghệ thiết kế, lắp ráp, vận hành và bảo trì tương đối phức tạp khó khăn. Đến nay, cả nước có khoảng 5.000 hộ dân sử dụng điện mặt trời. Nhưng điều đáng quan tâm ở dây là kinh phí lắp đặt mạng lưới điện mặt trời của 5.000 hộ này phần lớn là do nước ngoài tài trợ và Nhà nước chưa có một chính sách nào cụ thể để ngành công nghiệp năng lượng mặt trời được phát triển. Hiện nay, mới chỉ có sự tham gia họat động của các nhà khoa học, một vài doanh nghiệp và một số tổ chức trong việc nghiên cứu, thử nghiệm các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời. Sự tham gia của Nhà nước đối với ngành công nghiệp này chỉ dừng ở mức kêu gọi, khuyến khích nên hiệu quả chưa được cao.


Việc nghiên cứu, ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo trong đó phát triển mạnh năng lượng gió và năng lượng mặt trời là xu hướng tất yếu của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Muốn khai thác và sử dụng một cách hiệu quả khoa học, đòi hỏi Nhà nước phải đề ra những chính sách định hướng và hỗ trợ hợp lý cụ thể, rõ ràng, toàn diện. Bên cạnh việc cấp kinh phí cho hoạt động đi sâu vào  nghiên cứu, thử nghiệm, Nhà nước cần đỡ đầu và tạo điều kiện  thật tốt cho các doanh nghiệp đầu tư vào quá trình chuyển giao công nghệ, nhằm nâng cao tối đa số lượng cũng như chất lượng các sản phẩm. Có như vậy, Việt Nam mới có thể đưa ngành này thành một ngành công nghiệp năng lượng mới, tiến tới trọng điểm trong tương lai, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia một cách tốt nhất.


Đánh giá

Lưu trữ | Phiên bản Mobile | Quy chế | Chính sách | Chợ24h

GMT+7, 26/4/2024 11:23 , Processed in 0.137719 second(s), 131 queries .

© Copyright 2011-2024 ISOFT®, All rights reserved
Công ty CP Phần mềm Trí tuệ
Số ĐKKD: 0101763368 do Sở KH & ĐT Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 13/7/2005, sửa đổi lần thứ 4 ngày 03/11/2011
Văn phòng: Tầng 9, Tòa Linh Anh, Số 47-49 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (84) 2437 875018 | (84) 2437 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com

Lên trên