Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Hãy chọn Truy cập bằng mobile | Tiếp tục
Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao

[Review] Máy chủ DELL PowerEdge R530 [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 11/11/2018 21:32:13

DELL PowerEdge R530 là máy chủ dạng 2U được thiết kế cho tầm trung và nhu cầu ảo hóa với 2-socket cpu Intel Xeon E5-2600 v3. DELL PowerEdge R530 được xây dựng với kiến trúc Grantly của Intel và chipset Wellsburg C610, hỗ trợ tới 12 khe ram DIMM DDR4, 2 PCIe 2.0 và 3 PCIe 3.0. Với một cấu trúc chassis duy nhất tùy chọn cho ổ 3.5 in, DELL PowerEdge R530 được định hướng tới nhu cầu mật độ lưu trữ cao trên hiệu suất lưu trữ.

Cũng như các dòng server Dell hiện tại, DELL PowerEdge R530 được xây dựng với Dell’s Remote Access Controller 8 (iDRAC8) với Lifecycle Controller như một nền tảng quản lý chung của hãng. iDRAC8 cung cấp khả năng quản lý agent-free cho tinh giảm cho việc triển khai, cấu hình và cập nhật máy chủ.

Bài review này đề cao cấu hình riêng đặc trưng của DELL PowerEdge R530 với các ổ đĩa cứng, mặc dù nền tảng PowerEdge thế hệ 13 cũng đã sử dụng đến PERC9 controllers mới của Dell. PERC9 controllers thay thế công nghệ LSI CacheCade được sử dụng trong PERC8 controllers với giải pháp DAS Cache từ SanDisk. DAS Cache sử dụng "filter driver" cho hệ điều hành để tăng tốc hiệu suất bằng bộ nhớ đệm thường xuyên được sử dụng trong các ổ SSD. Bài review về PowerEdge R730xd sẽ có cái nhìn sâu hơn về các tính năng và hiệu suất của DAS Cache.

Bài đánh giá về DELL PowerEdge R530 sẽ sử dụng máy chủ với các linh kiện phục vụ cho việc benchmark, trong đó sử dụng tất cả ổ flash được cấu hình với Micron P420m PCIe SSDs như bộ lưu trữ. Bài review sẽ đánh giá DELL PowerEdge R530 song song với PowerEdge R430 trong một vài khía cạnh, như là một biến thể 1U với thiết kế tương tự.

>>> Xem thêm: HP DL380 gen10

Xây dựng và thiết kế của DELL PowerEdge R530

Góc trên bên trái mặt trước của bảng điều khiển server DELL PowerEdge R530 tích hợp nút nguồn, bên cạnh đó là nút xử lý sự cố NMI được thiết kế để nhấn cùng với một paper clip và nút xác định hệ thống mà chúng có thể được sử dụng để xác định vị trí trực quan máy chủ trong một tủ rack. Di chuyển sang phải của nút nguồn là cổng VGA, một LCD panel và giao diện giám sát có hiển thị ID hệ thống, thông tin trạng thái, và thông báo lỗi. Bảng điều khiển phía trước còn có 2 USB 2.0, cũng như cổng iDRAC management.

Mặt sau gồm cổng serial và VGA bên trái, bên cạnh có cổng mạng được tích hợp 10/100/1000Mbps Ethernet. Di chuyển sang phải, panel tích hợp không gian cho khe cắm card vFlash tùy chọn và một cổng iDRAC tùy chọn phía trên, một cổng USB 2.0, một cổng USB 3.0, nút và kết nối xác định hệ thống. Cấu hình chassis PowerEdge thế hệ 13 sử dụng một card riser mở rộng cho cổng PCIc full-height phía trên, còn lại là 2 cổng Ethernet và 3 cổng PCIe half-height bên phải của các cổng. Cấu hình không có card riser cung cấp 5 khe PCIe half-height bên phải của các cổng.

Máy chủ DELL PowerEdge R530 có 5 cooling fans đằng sau các drive bay và backpane. Các socket CPU được đặt so le và nằm giữa các khe DDR4. Máy chủ DELL R530 có thể được cấu hình với card riser tùy chọn cho PCIe cho phép sử dụng được 2 cổng PCIe 3.0 full-height và 3 cổng half-height. Nếu không có card riser, thì hệ thống sẽ có 5 khe PCIe height.

Tính năng quản lý của Dell R530

Là một thành viên của gia đình PowerEdge thế hệ 13, máy chủ DELL PowerEdge R530 được trang bị nền tảng OpenManage, tích hợp Integrated Dell Remote Access Controller 8 (iDRAC8) với Lifecycle Controller. Đối với việc triển khai quản lý agent-based, Dell's OpenManage Server Administration (OMSA) cung cấp hệ thống quản lý one-to-one, từ dòng lệnh hoặc giao diện web. Bởi vì công việc quản lý tương tự như các dòng PowerEdge thế hệ 13, bài review này sẽ có cái nhìn tổng quan về các chức năng quản lý. Bài review PowerEdge 13G R730xd sẽ có cái nhìn đầy đủ hơn vào iDRAC và chức năng DAS Cache với cấu hình kết hợp ổ cứng và ổ flash.

iDRAC có thể cho phép truy cập từ xa vào hệ thống dù có hay không có hệ điều hành. Sau khi đăng nhập, iDRAC hiển thị tổng quan về hệ thống cũng như một giao diện preview ảo thông qua iKVM của nó.

iDRAC Direct cho phép các administrator sử dụng USB key để triển khai cấu hình phần cứng cho máy chủ PowerEdge 13G, bao gồm BIOS, iDRAC, PERC, and NIC settings. iDRAC Direct còn cho phép administrator truy cập vào giao diện quản lý iDRAC thông qua một laptop được kết nối đến máy chủ bằng cáp USB. iDRAC Quick Sync có thể cho phép administrator với các thiết bị di động Android chạm tùy chọn phần cứng iDRAC Quick Sync trong bezel của máy chủ PowerEdge 13G để xem tình trạng máy chủ và các bản ghi.

>>> Xem thêm: HP DL360 gen10

Testing Background và Comparables

Bài review này nêu ra những kết quả được thử nghiệm trong môi trường thí nghiệm, để các administrator và những người liên quan có thể có cái nhìn tổng quan, để đánh giá dựa trên những kết quả mà bài reivew công bố.

Mục tiêu của bài review này là cung cấp kết quả cơ sở để giúp khách hàng có thể đánh giá hiệu suất của máy chủ DELL PowerEdge R530 E5-2603 v3. Do đó, việc benchmark cho DELL PowerEdge R530 E5-2603 v3 sẽ được so sánh với một sản phẩm tương tự đó là Dell PowerEdge 13G R430. Cả R430 và R530 đều được sử dụng để benchmark khối lượng công việc tổng hợp trên toàn bộ ổ flash với Micron P420m PCIe SSDs sử dụng làm ổ lưu trữ. Cả 2 máy chủ đều được kết nối với dãy flash thông qua giao diện 1GbE onboard và cả máy chủ sử dụng giao thức SMB.

Enterprise Synthetic Workload Analysis

Trước khi bắt đầu mỗi tiêu chuẩn benchmark tổng hợp, chúng tôi phải chuẩn bị thiết bị ở trạng thái ổn định dưới sức tải nặng của 16 luồng xử lý, với các yêu cầu xử lý nổi bật trên mỗi luồng. Sau đó, ổ lưu trữ sẽ được thử nghiệm trong một khoảng thời gian nhất định với nhiều luồng/tác vụ chuyên sâu để hiển thị được hiệu năng dưới mức sự dụng nhiều.

Chuẩn bị và Primary Steady-State Tests:

  • Throughput (Read+Write IOPS Aggregated)
  • Average Latency (Read+Write Latency Averaged Together)
  • Max Latency (Peak Read or Write Latency)
  • Latency Standard Deviation (Read+Write Standard Deviation Averaged Together)

Phân tích tổng hợp này kết hợp 4 cấu hình thường hay sử dụng trong sản xuất và benchmark:

  • 4k - 100% Read and 100% Write
  • 8k - 100% Read and 100% Write
  • 8k - 70% Read/30% Write
  • 128k - 100% Read and 100% Write

Sau khi được chuẩn bị điều kiện cho khối lượng công việc 4k, cả 2 máy chủ PowerEdge đều có thể duy trì cả đọc và ghi khối lượng công việc mức xấp xỉ 112,000IOPS.

Tính toán độ trễ trung bình cho các benchmark 4k là tương tự nhau ở cả 2 máy chủ và so sánh giữa đọc và ghi. Trong mỗi trường hợp, độ trễ trung bình là khoảng 2.3ms.

Sau khi được test cho khối lượng công việc 8k, cả 2 máy chủ đều có thể duy trì đọc và viết ở mức khoảng 57,000IOPS.

Với một khối lượng công việc bao gồm hỗn hợp 8k đọc và ghi các hoạt động, R430 có thể ngang ngửa hiệu năng của R530.

Tính toán độ trễ trung bình trong suốt quá trình benchmark 80k 70/30 cũng phản ánh hiệu suất tốt hơn một chút bởi R430 với hàng đợi cạn.

Benchmark tổng hợp cuối cùng của chúng tối sử dụng truyền tải dữ liệu 128k và workload 100% đọc và 100% ghi. Thông qua góc nhìn này, cả 2 máy chủ PowerEdge đều gần như là không thể phân định thắng thua với khoảng 463,000IOPS cho hoạt động đọc và ghi.

Kết luận đánh giá về Dell R530

Máy chủ DELL PowerEdge R530 là một nền tảng tính toán 2U kết hợp với dạng chassis để tối đa hóa mật độ lưu trữ với khe ổ cứng 3.5 in, nhưng cũng cung cấp không gian cho việc up to card PCIe để tăng tốc ứng dụng, HBAs, và các linh kiện khác. Khi nền tảng quản lý iDRAC tiếp tục trưởng thành, giúp dễ dàng cấu hình một máy chủ và triển khai hệ thống PowerEdge lớn hơn. OpenManage Essentials cũng cho phép truy cập OpenManage Mobile trên các thiết bị di động và có thể tự động triển khai PowerEdge bare-metal và hệ điều hành. Gia đình PowerEdge thế hệ 13 còn kết hợp công nghệ Failsafe Hypervisor cho việc dự phòng để bảo vệ workloads ảo.

Trong danh mục PowerEdge, DELL PowerEdge R530 là một phân khúc máy chủ 2U ít sự phức tạp, ít tùy chọn lưu trữ nhất. Đối với tùy chọn cấu hình lưu trữ nhiều hơn, thì dòng R730 là một phương án thay thế tốt hơn, nhưng giá cả cũng cao hơn. Đối với trường hợp sử dụng phổ biến hoặc cho các doanh nghiệp muốn tận dụng lợi thế của DAS Cache trong một chassis vừa phải, DELL PowerEdge R530 có rất nhiều đề xuất. Nó cũng không được tốt như một node tính toán dự phòng truy cập chia sẻ lưu trữ, giống như người anh em 1U R430 của nó.

Tóm lại, DELL R530 rất phù hợp với nhiều trường hợp sử dụng có thể tận dụng các tray 3.5 in cho lưu trữ mật độ dày đặc và hiệu suất cao với vi xử lý Xeon E5-2600 v3.

>>> Xem thêm: Dell R640


Đánh giá

Lưu trữ | Phiên bản Mobile | Quy chế | Chính sách | Chợ24h

GMT+7, 29/3/2024 03:39 , Processed in 0.098861 second(s), 62 queries .

© Copyright 2011-2024 ISOFT®, All rights reserved
Công ty CP Phần mềm Trí tuệ
Số ĐKKD: 0101763368 do Sở KH & ĐT Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 13/7/2005, sửa đổi lần thứ 4 ngày 03/11/2011
Văn phòng: Tầng 9, Tòa Linh Anh, Số 47-49 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (84) 2437 875018 | (84) 2437 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com

Lên trên