Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao
In Chủ đề trước Tiếp theo

Khi nào nên từ chối một cơ hội nghề nghiệp | tin tuc online [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 25/5/2014 15:51:58
Tìm kiếm được một công việc đã là một việc rất khó, đặc biệt trong bốicảnh nền kinh tế không ổn định như ngày nay. Tuy nhiên điều đó không có nghĩabạn cần phải chấp nhận làm bất cứ công việc gì...


Hãy xem xét những gợi ý dưới đây để xác định chính xác bạn nên chấp nhận côngviệc này hay từ chối và chờ đợi một cơ hội tốt hơn.

Xem xét kỹ bản mô tả công việc (Xem thêmthong tin tuyen dung tại đây)

[center][/center]
[center]Khi nào nên từ chối một cơ hội nghề nghiệp[/center]

Trước khi quyết định hãy xem xét kỹ những yêu cầu của công việc, nhiệm vụ vàtrách nhiệm chính của công việc cũng như ai sẽ là người bạn phải báo cáo kếtquả làm việc. Tự hỏi mình các câu hỏi sau:

-Mình có thể có niềm đam mê ngày này sang ngày khác với công việc này không?
-Mình có lường trước được những khó khăn thách thức trong công việc này không?
-Có phải mức độ trách nhiệm với công việc phụ thuộc vào kinh nghiệm mình cóđược không?
-Mình có sẵn sàng thay đổi thói quen sống, chất lượng cuộc sống khi chấp nhậncông việc này không như: thay đổi hình thức, phương tiện đi làm, đi lại xa hơn,thời gian ngặt nghèo hơn, áp lực và căng thẳng hơn, phải thay đổi cách thức ănmặc, đi đứng, nói năng…?

Nếu câu trả lời đối với tất cả câu hỏi này hoặc phần lớn những câu hỏi này làkhông, có vẻ công việc này không thực sự thích hợp với bạn.

Đánh giá về công ty

Môi trường làm việc có vai trò và tác động rất lớn đến cuộc sống hàng ngày củabạn, vì thế hãy đảm bảo rằng môi trường đó đem lại cho bạn sự thoải mái nhấtđịnh. Ví dụ nếu bạn làm một người nguyên tắc với những giờ giấc làm việc và kếhoạch thiết lập sẵn bạn sẽ không cảm thấy vui vẻ và thoải mái trong một môitrường làm việc tự do.

Bạn cũng cần quan tâm xem xét phong cách làm việc của vị sếp và những ngườiđồng nghiệp tương lai. Nếu qua quá trình tiếp xúc bạn nhận thấy rằng bạn vànhững người đồng nghiệp có phong cách làm việc mâu thuẫn nhau, hãy cẩn thận.Mặc dù những tính cách và ý kiến khác nhau có thể tạo nên một nhóm làm việcnăng động, tuy nhiên hầu hết sự bất đồng thường tạo ra một nhóm làm việc khônghiệu quả và không vui vẻ gì.(Xem thêmtimvieclamnhanh tại đây)

Xem xét chế độ thu nhập và phúc lợi

Bạn đã so sánh mức thu nhập hiện tại với vị trí bạn làm trước đó chưa? Bạn đãcân nhắc những kỹ năng nào bạn có thể học được từ vị trí này? Hãy xem xét kỹcác quyền lợi bạn có thể được hưởng, nếu nó không nằm trong dự tính của bạn,đừng vội chấp nhận lời mời tuyển dụng. Bạn có thể tìm được một chỗ khác tốthơn.

Hoặc bạn có thể chấp nhận làm công việc đó với yêu cầu cung cấp đầy đủ cácphương tiện và phụ cấp như: phụ cấp tiền ăn, điện thoại, xăng xe; đề nghị mộtlịch trình làm việc linh hoạt như: có thể làm việc tại nhà 1 vài ngày nào đótrong tuần thay vì cái lịch trình cứng nhắc của cơ quan miễn là bạn hoàn thànhtốt công việc được giao…Bạn cũng đừng ngần ngại mà đề nghị với nhà tuyển dụngchấp nhận chi trả những khoản học phí cho những khóa học nâng cao năng lực. Nếutất cả những yêu cầu này không được chấp nhận bạn nên suy nghĩ lại. Phải chăngchính sách khuyến khích nhân viên của công ty này không được tốt?

Hỏi về cơ hội cho sự phát triển

Không có gì tồi tệ hơn cho sự nghiệp của bạn nếu bạn bị mắc kẹt trong một côngviệc, một vị trí không có khả năng phát triển. Trong khi những công việc “thườngthường bậc trung” có vẻ an nhàn và ít làm người ta căng thẳng hơn, nhưng việcngồi ở một vị trí này trong một thời gian dài mà không có sự “đổi gió” có thểgây đến sự chán nản, ức chế vô cùng trong cuộc sống.

Hãy nên có những suy nghĩ thực tế về hướng và cơ hội phát triển trong cơ quannày. Tự đặt cho mình những câu hỏi như: Có ai đã từng chuyển đi với vị trí nàytrước bạn chưa? Người quản lý của bạn “leo” lên vị trí này bắt đầu từ đâu? Cơquan này có tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao năng lực bản thân không? Nếu cáccâu trả lời cho bạn kết luận rằng dường như công ty không có các cơ chế thúcđẩy, hỗ trợ, tăng cường nội lực cho nhân viên đó là khi bạn nên tiếp tục côngviệc tìm kiếm việc làm của mình.

Suy nghĩ về những vấn đề đề cập trên đây sẽ giúp bạn đưa ra những quyết địnhchấp nhận, từ chối hoặc thương lượng tốt hơn với công việc sắp tới của mình.Nếu việc tự mình phân tích các nhân tố trên vẫn không giúp bạn đưa ra đượcquyết định rõ ràng, đừng ngần ngại hỏi thêm những câu hỏi với nhà tuyển dụng. Quyếtđịnh trong sự nghiệp là một bước đi quan trọng, phân tích những lợi thế và bấtlợi trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào là cách bạn không phải hối tiếc vềnhững việc đã qua.(Xem thêm kiemviectại đây)

Đánh giá

Lưu trữ | Phiên bản Mobile | Quy chế | Chính sách | Chợ24h

GMT+7, 12/5/2024 00:18 , Processed in 0.122125 second(s), 131 queries .

© Copyright 2011-2024 ISOFT®, All rights reserved
Công ty CP Phần mềm Trí tuệ
Số ĐKKD: 0101763368 do Sở KH & ĐT Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 13/7/2005, sửa đổi lần thứ 4 ngày 03/11/2011
Văn phòng: Tầng 9, Tòa Linh Anh, Số 47-49 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (84) 2437 875018 | (84) 2437 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com

Lên trên