Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao

Điểm đến

Home|Yêu thích|RSS |Tổng điểm: 69|Nhóm trưởng: blackrock_77 |Tham gia nhóm
In Chủ đề trước Tiếp theo
violet02

Nguyên nhân và phương pháp chữa bệnh trĩ [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 4/9/2015 14:06:18

Tìm hiểu về các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ và từ đó tìm ra các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhất. Có một số phương pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà vô cùng đơn giản với công thức bạn có thể tự điều chế và vô cùng an toàn cho việc điều trị. Nếu như bạn đang là một bệnh nhân mắc bệnh trĩ hoặc có những triệu trứng ban đầu thì cần phải có những phương pháp điều trị ngay từ ban đầu sẽ có tác dụng điều trị tốt hơn.
[center][/center]
Nguyên nhân mắc phải căn bệnh trĩ
Theo thuyết cơ học bệnh có thể hình dung như sau: Các búi trĩ tĩnh mạch nằm ở dưới lớp niêm mạc được giữ nguyên tại chỗ bởi các sợi chun đàn hồi. Lúc đầu các sợi này chắc nhưng từ tuổi 20 do hiện tượng thoái hóa kéo chúng nhẽo dần và chùn ra cộng thêm tình trạng tăng áp lực trong ổ bụng (táo bón, viêm đại tràng, ruột bị kích thích) dẫn đến các đám tĩnh mạch sa dần xuống dưới và ra ngoài lỗ hậu môn, các huyết quan sẽ dãn ra căng phồng lên tạo thành búi trĩ.
Theo đông y, việc các búi trĩ hình thành là do khí huyết ứ trệ. Nghĩa là, máu từ tim theo động mạch đi đến nuôi các mô vùng hậu môn và tiếp tục theo tĩnh mạch lại trở về tim. Nhưng vì khí huyết ứ trệ máu ở vùng hậu môn theo tĩnh mạch về không hết sẽ dồn tích lại dần dần làm tĩnh mạch căng phồng lên và mỏng đi (khi đi cầu đôi khi phân cọ sát vào tĩnh làm vỡ tĩnh mạch gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu), và đến khi sa xuống tạo thành búi trĩ.
Cho đến khi xuất hiện các búi trĩ thì những triệu chứng ban đầu bạn gặp phải là đi vệ sinh khó, xuất hiện máu chảy thành dòng hoặc tia máu khi đi vệ sinh.

Triệu chứng của bệnh trĩ:
- Đại tiện ra máu: Nhiều mức độ, có khi vài giọt, có khi thành tia (màu tươi) ngừng chảy khi đi ngoài xong.
- Đau hậu môn: Có thể không đau chỉ cộm, cảm giác khó chịu hoặc vướng, có trường hợp đau thực sự nếu bị tắc tĩnh mạch. Đau làm cho bệnh nhân không ngồi ngay ngắn trên ghế hoặc ngồi một bên mông.
- Sa lồi búi trĩ: Lúc đầu chỉ xuất hiện khi đi ngoài rồi tự co hồi, nhưng sau tái diễn nhiều lần liên tiếp búi trĩ tụt xuống không co lên được.
triệu chứng cơ bản của bệnh trĩ
Triệu chứng cơ bản khi mắc phải bệnh trĩ
- Ngứa xuất hiện khó chịu ở ngoài hậu môn do hậu quả của quá trình viêm.
- Thiếu máu: tùy theo mức độ và thời gian chảy máu mà thiếu máu nhiều hay ít.
Biểu hiện bên ngoài: Trĩ sa ra ngoài (sa búi trĩ hoặc sa niêm mạc hâu môn), nội soi trực tràng thấy vùng tổn thương, có hiện tượng tắc mạch, giảm khả năng co thắt cơ vòng hậu môn. Các tổn thương kèm theo bệnh trĩ: Ap xe, dò hoặc nứt hậu môn, ung thư hậu môn trực tràng.
Nguyên nhân của bệnh trĩ:
Y học nghiên cứu một số yếu tố làm xuất hiện bệnh:
- Rối loạn tiêu hóa.
- Tâm sinh lý: Bực bội buồn vui quá mức, lao động trí óc căng thẳng.
- Tuổi càng nhiều càng dễ mắc bệnh trĩ.
- Nghề nghiệp: Ngồi nhiều, đứng nhiều, ít hoạt động, lao động nặng nhọc.
- Khí hậu nhiệt đới: Mưa nhiều, ẩm ướt, thay đổi thời tiết.
- Các bệnh trong hậu môn trực tràng, viêm đại tràng mãn, lỵ amip mãn tính,vv..
- Yếu tố di truyền.
- Ngoài ra còn một số yếu tố khác: Có thai, béo phì, đái tháo đường, lười vận động, chế độ ăn uống không hợp lý…
Phân loại bệnh trĩ: Theo Y học hiện đại bệnh trĩ chia làm 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
- Bệnh trĩ ngoại: Bệnh trĩ ngoại đa phần là do phải rặn nhiều khi đại tiện, đại tiện phân khô… Gây nứt các tĩnh mạch viền hậu môn, máu thấm vào trong mô liên kết, gây tụ máu, phát bệnh đột ngột dẫn tới đau dữ dội.
- Bệnh trĩ nội: Do tĩnh mạch trên trực tràng và nhánh của nó không có van tĩnh mạch, khi máu tĩnh mạch chảy từ dưới lên trên thông qua trực tràng chảy về tim, do tư thế đứng thẳng ở người, dưới tác dụng của lực hút trái đất làm dòng chảy này bị chảy ngược xuống, rất dễ làm cho phần hậu môn trực tràng bị tụ máu, sự tích tụ lâu ngày sẽ làm cho hậu môn trực tràng bị căng lên dẫn tới mắc bệnh trĩ. Cần chữa bệnh trĩ càng sớm càng tốt trước khi tình trạng trở nên quá tồi tệ là xuất hiện các búi trĩ.
- Bệnh trĩ hỗn hợp: Trĩ hỗn hợp tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.
Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh:
- Chảy máu khi đại tiện kéo dài dai dẳng dẫn đến thiếu máu và suy nhược cơ thể.
- Rối loạn thần kinh và rối loạn chức năng hậu môn.
- Tắc nghẽn búi trĩ cấp, viêm cấp tĩnh mạch gây đau đớn, bí đái. Không vệ sinh vùng bị bệnh gây ra nhiêm trùng và dẫn đến hoại tử.
- Gây các bệnh về da và nhiễm trùng máu: Áp-xe hậu môn một khi hình thành sẽ xuất hiện các trệu chứng như xuất huyết, vi khuẩn, độc tố, mủ. Những độc tố này dần dần xâm nhập vào máu và gây ra nhiễm trùng máu.
Điều trị bệnh trĩ:
Theo y học hiện đại: có rất nhiều phương pháp: Thắt trĩ, tiêm sơ, đốt điện, cắt trĩ theo phương pháp Nilligen, phương pháp Longo, phương pháp Doppler,vvv... Tuy nhiên sau khi phẫu thuật thì có một số biến chứng: Chảy máu, nhiễm trùng, viêm xưng chân trĩ, táo bón, bí tiểu tiện và đại tiện.
Phương pháp dùng thuốc: Uống các thuốc làm tăng sức bền thành mạch (daylon, ginkofor), đặt tại vùng tri giảm đau và chống viêm, uống thuốc kháng sinh…
Theo y học cổ truyền:
Điều trị bảo tồn: Rất nhiều vị thuốc nam có hiệu quả điều trị bệnh trị mà dân gian lưu truyền ngàn đời nay: Rau sam, hoa cà,vv.. Các bài thuốc cổ truyền: Hòe hoa tán, bô trung ích khí, chỉ thống thang …
Điều trị không bảo tồn: Bôi thuốc cho búi trĩ hoại tử và tự rụng đi.

Nguồn: Cách chữa bệnh trĩ

Đánh giá