Chảy máu chân răng ở bà bầu là trường hợp khá thường xuyên, không hề hiếm gặp. Tuy nhiên, đa phần lại lơ là không chú ý chữa trị, đây là một quyết định sai lầm. Tình trạng chảy máu chân răng nếu không chữa trị sớm có thể dẩn đến bệnh nha chu, sâu răng. Vậy bà bầu bị chảy máu chân răng phải làm sao?
Bà bầu bị chảy máu chân răng phải làm sao?
Bị chảy máu chân răng một phần cũng do bà bầu thiếu vitamin C. Vì thế, bà bầu nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của mình các loại thực phẩm giàu vitamin C như rau quả, thực phẩm tươi sống để giúp hình thành cơ cấu bên trong răng lợi của thai nhi cũng như hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi và photpho.
50% chị em phụ nữ gặp phải một số vấn đề răng miệng trong suốt quá trình bầu bí, phổ biến nhất là tình trạng chân răng bị chảy máu. Vậy, chảy máu chân răng khi mang thai có nguy hiểm hay không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin các mẹ nhé.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu chảy máu chân răng
Lý do mà mẹ bầu thường hay gặp phải tình trạng chảy máu chân răng là vì sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ làm cho nướu nhạy cảm hơn với các vi khuẩn gây mảng bám răng. Ngoài ra, việc thường xuyên ăn vặt, ăn đồ ngọt khi mang thai nhưng lại không chú ý vệ sinh răng miệng cũng là nguyên nhân khiến nhiều bà bầu bị chảy máu chân răng.
Dấu hiệu chảy máu chân răng
– Trước hết mẹ bầu sẽ nhìn thấy nhú lợi sưng to, màu trở nên đậm hơn và bóng sáng, sau đó mềm, nếu sờ vào dễ gây chảy máu chân răng, hở chân răng… Lợi răng phù thũng, mềm yếu, gai lợi giữa các răng lộ rõ, màu tím đỏ, chạm nhẹ vào thì chảy máu. Bên cạnh đó còn có thể thấy xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như: hôi miệng, ngứa và đau lợi.
– Biểu hiện như viêm chân răng như bình thường, có thể có u nang, u nhú, u thịt gây chảy máu, làm cho thai phụ rất khó chịu, đau nhức chân răng và ngứa chân răng , hễ động vào là có thể chảy máu chân răng ngay.
– Lợi nổi lên những cục u nhỏ lành tính, nhưng sẽ chảy máu mỗi khi thai phụ đánh răng. Loại u hạt này được gọi là khối u mang thai hoặc u hạt sinh mủ nhưng u hạt này không đau và vô hại.
Bà bầu bị chảy máu chân răng điều trị như thế nào?
Nguyên nhân cơ bản dẫn tới hiện tượng bà bầu bị chảy máu chân răng xuất phát từ viêm nướu và cụ thể là vi khuẩn có trong mảng bám gây nên. Do đó, lấy cao răng sẽ là biện pháp điều trị tình trạng này triệt để nhất. Việc điều trị nên được thực hiện càng sớm càng tốt, bởi nếu kéo dài, tình trạng có thể trở nên nặng hơn và phát triển thành viêm nha chu, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Lúc này, các nha sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng và loại bỏ những mảng bám trên răng và dưới nướu. Sau khi làm sạch các mảng bám trên răng thì hiện tượng chảy máu cũng như viêm nướu sẽ cải thiện.
Tuy nhiên, mẹ bầu nên chú ý rằng, việc lấy cao răng chỉ nên thực hiện khi thai nhi từ 4 – 7 tháng, bởi nếu lấy cao răng khi bé còn quá nhỏ thì sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế, khi bị chảy máu chân răng, mẹ bầu nên đến khám bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.
Chăm sóc răng miệng như thế nào khi bị chảy máu chân răng?
Sau khi cao răng được làm sạch thì việc chăm sóc răng miệng sẽ có ý nghĩa quyết định đối với việc hạn chế tình trạng chảy máu chân răng ở mẹ bầu. Theo đó, mẹ nên chú ý đánh răng ngày 2 – 3 lần với bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng theo một góc chếch 45 độ, tránh chải theo chiều ngang dễ gây tổn thương nướu và men răng.
Nên dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn dính vào kẽ răng thay vì dùng tăm để tránh tình trạng làm tổn thương vùng nướu. Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch cũng như hạn chế viêm nhiễm răng.
Bà bầu bị chảy máu chân răng nên ăn uống như thế nào? Bị chảy máu chân răng một phần cũng do bà bầu thiếu vitamin C. Vì thế, bà bầu nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của mình các loại thực phẩm giàu vitamin C như rau quả, thực phẩm tươi sống để giúp hình thành cơ cấu bên trong răng lợi của thai nhi cũng như hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi và photpho. Ngoài ra, chị em cũng nên bổ sung nhiều vitamin A để giúp phát triển men răng, canxi giúp răng chắc khỏe và protein để tái tạo năng lượng cho cơ thể.
Cách phòng ngừa chảy máu chân răng cho bà bầu
Trong bất kỳ trường hợp nào, việc chăm sóc răng miệng trong thời gian mang thai là vô cùng quan trọng. Vì vậy, để tránh tình trạng bị chảy máu chân răng khi mang thai, mẹ bầu cần có cách phòng ngừa cho bản thân mình:
– Nên đánh răng thường xuyên vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi ngủ dậy. Sau khi ăn nên súc miệng để các loại thức ăn không còn bám và lợi răng và ké răng và khống chế được các loại vi khuẩn cư trú gây bệnh chảy máu chân răng.
– Sử dụng các loại bàn chải mềm để tránh gây tổn hại đến răng.
– Sau khi ăn nên dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn bám vào kẽ răng thay vì dùng tăm.
– Nên đi vệ sinh răng miệng và lấy cao răng trước khi mang thai định kỳ 6 tháng/ lần để loại bỏ những mảng bám có thể chứa vi trùng bám ở chân răng.
– Chị em nên ăn nhiều rau củ quả bổ sung vitamin C, vitamin A để hạn chế tình trạng bị chảy máu chân răng.
Chảy máu chân răng khi mang thai có nguy hiểm không?
Bản chất của việc chảy máu chân răng không gây nguy hại đến sức khỏe của mẹ, ngoài việc gây mất vệ sinh và thẫm mỹ. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, chảy máu chân răng có thể biến chuyển thành nha chu, sâu răng. Dù chưa có một nghiên cứu nào xác định việc chảy máu chân răng gây ảnh hưởng đến thai nhi. Thế nhưng, một cuộc khảo sát cho thấy, một số mẹ bầu sinh non hoặc có thai nhi nhẹ cân có dấu hiệu bị viêm nướu. Ngay khi mẹ bầu cảm thấy nướu bị đau thì mẹ nên đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt. Các nha sĩ sẽ giúp bạn vệ sinh răng miệng và đưa ra một số lời khuyên hữu ích cho mẹ.
Việc chân răng thường xuyên chảy máu khiến mẹ bầu ngại đánh răng. Nhưng mẹ cần nhớ một điều là việc đánh răng thường xuyên lại là cách tốt nhất giúp bạn ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng. Khi gặp phải tình trạng này, mẹ nên dùng loại bàn chải mềm và kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm. Mẹ bầu không nên đánh răng sau khi ăn mà chỉ nên làm việc này sau khi ăn uống khoảng 1 tiếng. Nhớ sử dụng bàn chải nhỏ hoặc chỉ nha khoa để vệ sinh kẻ răng mẹ nhé. Nếu mẹ muốn sử dụng nước sức miệng, mẹ cần hỏi ý kiến các nha sĩ về vấn đề này vì một số thành phần của nước súc miệng có thể không phù hợp với bà bầu.
Hy vọng qua những chia sẽ trên đây sẽ giúp ích cho các mẹ bầu có thể áp dụng để chữa trị cũng như phòng tránh tình trạng chảy máu chân răng hay nặng hơn là nha chu. Chúc các mẹ bầu có một sức khỏe tốt.Nguồn:http://laycaorang.org/chay-mau-chan-rang-khi-mang-thai-phai-lam-gi/© Copyright 2011-2013 iSoftco®, All rights reserved Văn phòng công ty: P.16/706, Tòa nhà Thành Công, 57 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội Tel: (84-4) 37 875018;(84-4) 3555 8604 | Fax: (84-4) 37 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com |