Tiêu đề: Tour du lịch Đông - Tây Bắc hãy đến với Sapa bạn sẽ có những cảm giác [In trang] Thành viên: remcuaviethung Thời gian: 2/12/2016 15:02:31 Tiêu đề: Tour du lịch Đông - Tây Bắc hãy đến với Sapa bạn sẽ có những cảm giác tuyệt vời
Trong tour du lịch Đông – Tây Bắc Sơn La – Điện Biên – Sapa, sau khi mê mẩn và rợn tóc gáy với sự hùng vĩ và dữ dội của đèo Pha Đin ở Sơn La và Điện Biên. Chúng ta hãy cùng say đắm trong những bộ trang phục tuyệt đẹp của các đồng bào dân tộc thiểu số tại điểm dừng Sapa! Trang phục không chỉ là một bước tiến trong lịch sử nhân loại mà còn ẩn chứa một cách nhuần nhị, tinh tế tư duy nghệ thuật của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc. Từ công dụng để giữ ấm, để tạo nên sự kín đáo, dần dần trang phục còn có ý nghĩa như một bộ “mỹ phẩm”.
Rực rỡ sắc đỏ hừng Đông
Trong tour du lịch Đông – Tây Bắc đến Sapa vào mùa xuân, lữ khách sẽ ngẩn ngơ trước hình ảnh những người phụ nữ Dao Đỏ đang miệt mài thêu thùa bên khung cửa dệt. Một vẻ đẹp vừa dịu dàng, đậm chất “nữ công gia chánh”, lại khỏe khoắn xinh tươi. Trang phục truyền thống của người Dao Đỏ không thể thiếu một trong những chi tiết sau: khăn, mũ, áo, quần, thắt lưng, xà cạp quấn chân. Một bộ trang phục được coi là đẹp phải có đúng 5 màu cơ bản hòa quyện vào nhau.
Phụ nữ Dao Đỏ chỉ mặc áo dài màu đen hoặc chàm. Tay áo nối liền vào thân, phần nẹp ở cửa tay áo thường được thêu chủ yếu bằng chỉ đỏ - trắng, hoặc chỉ vàng. Cổ áo được nẹp liền với ngực, trang trí bằng cách thêu kín các họa tiết từ chỉ màu. Phía đầu của nẹp ngực đính chuỗi hạt cườm và tua màu đỏ.
Các họa tiết phổ biến là hình cây thông, hình dấu chân hổ, hình răng cưa... Chiếc quần cũng thể hiện sự khéo léo của người phụ nữ Dao đỏ. Ở nửa trên quần có màu đen tuyền và trơn chu, nhưng ở phía dưới, họa tiết được thêu rất tinh xảo như hình cây thông, hình quả trám..., tạo nên một sự tương phản đầy nghệ thuật.
Một trong những bí quyết để phân biệt phụ nữ Dao đỏ với các phụ nữ Dao khác nằm ở chiếc khăn đỏ đội đầu sặc sỡ. Khăn được tô điểm bằng các họa tiết như cây vạn hoa, vết chân hổ, hay thêu cách đoạn.
Là địa bàn sinh sống của nhiều tộc người thiểu số, ngoài người Mông Đen và người Dao Đỏ, tại Sapa còn quy tụ đồng bào người Tày, Giáy, Xã Phó.
Sắc đen huyền bí từ bản làng H’Mông
Người H’mông ở Sa Pa vốn cư trú dọc theo khu vực sông Dương Tử (Trung Quốc). Cách đây khoảng 300 năm, trong một cuộc xung đột với tộc người Hán, họ đã thực hiện cuộc thiên di lớn về phía Nam và chia thành nhiều nhóm nhỏ. Vị trí đầu tiên mà họ lựa chọn để an cư lập nghiệp chính là dãy Hoàng Liên. Ở Sapa, họ chủ yếu thuộc bộ tộc H’Mông Đen bởi quần áo của họ toàn màu đen. Để có được sắc màu bóng mượt, họ đã nhuộm vải với lá chàm, sáp ong và những công thức đặc biệt. Với quan niệm “Rách cũng phải có áo lanh mặc lúc chết”, chất liệu vải lanh được người Mông Đen ở Sapa hết sức ưa chuộng.
Trang phục của họ cũng thể hiện cá tính riêng khi hoàn toàn khác biệt với người Mông Đen ở nơi khác. Điểm khác biệt rõ nhất là người phụ nữ không mặc váy xếp nếp mà mặc quần dài ngang đầu gối, chân quấn xà cạp. Họa tiết chủ đạo là hình tròn và hình chữ thập, trong đó hình tròn thị uy cho sức mạnh đoàn kết của cả bộ tộc, cho móng vuốt của chúa tể rừng xanh, còn hình chữ thập lại ám chỉ chân gà với thông điệp gửi gắm là đức tính cần cù, chăm chỉ trong sản xuất. Ngoài ra, họ còn tô điểm cho phục sức của mình bằng những mảnh vải có màu sắc khác nhau.
Để có thể trải nghiệm một cách trọn vẹn, cũng như đi đến nhiều nơi trên quê hương Việt Nam, bạn hãy đăng kí các tour du lịch Đông – Tây Bắc và tour du lịch Hà Giang giá rẻ của chúng tôi:
CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH QUỐC TẾ THIÊN MINH
Địa chỉ: 34 Hoàng Cầu Mới - P. Trung Liệt - Q. Đống Đa - Hà Nội