Sau những chặng đường dài dính mưa, các lớp bùn đất sẽ bám vào khung gầm của xe, nếu bị nặng, nhiều khả năng sẽ lọt được vào phần khoang máy của xe. Các chi tiết dưới gầm xe được sơn chống gỉ, nhưng theo thời gian công năng nó cũng sẽ dần bị mất đi. Khi bùn đất hoặc cát và nước bẩn có axit bám vào sẽ xuất hiện quá trình ô-xi hóa gây đến han gỉ và ăn mòn khung gầm của xe. Bên cạnh đó, bùn đất có thể lọt vào các khớp chuyển động của hệ thống treo, rô-tuyn hệ thống lái sẽ trở thành những chi tiết chà xát bề mặt, nếu bị nặng nó có thể làm các khớp này kẹt cứng.
Để khắc phục điều này rất đơn giản, lái xe chỉ cần thường xuyên để ý chiếc xe của mình sau khi đi dưới trời mưa, lái xe chỉ cần tận dụng vòi nước ở nhà hoặc máy bơm nước tăng áp để xịt vào chiếc xe, vệ sinh gầm xe càng sạch sẽ là có thể hạn chế được những phản ứng điện ly. Sau khi thời tiết nắng táo, mới cần vệ sinh chiếc xe tổng thể, phun nước làm sạch xe ôtô thường xuyên là cách bảo vệ xe tốt nhất.
Một số điều mà bạn nên làm sau khi ôtô bị dầm mưa
Mở nắp ca-pô, kiểm tra hệ thống dây cu-roaĐây là một bộ phận kéo tải, dây cu-roa thường được đặt ở vị trí thấp, những chiếc xe hiện nay có khoang động cơ được thiết kế gần như là không kín hoàn toàn, chính vì thế bùn đất và nước rất dễ bám vào và rất dễ gây ra hiện tượng trượt đai. Hiện tượng này ngoài việc tạo ra tiếng kít rất khó chịu mà còn làm đai trượt nhanh hỏng. Nếu trượt nhiều có thể gây ra hiện tượng không đủ sức kéo máy nén điều hòa, trợ lực lái hoặc máy phát điện hoặc dẫn tới nhiều hiện tượng trục trặc khác.
Lái xe có thể tự kiểm tra bằng việc mở nắp ca-pô xe lên và kiểm tra bằng mắt thường, nếu phát hiện dây có nước hoặc dính bùn, đất nên dùng khăn khô lau sạch bánh đai và dây đai với điều kiện chỉ nên thực hiện khi động cơ mà máy đã nguội và không còn nóng.
Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phanh trên toàn bốn bánhSau khi vận hành dưới trời mưa, hệ thống cơ cấu phanh, mai-ơ của bánh xe là những chi tiết dễ bị tổn thương nhất, bởi những chi tiết này được đặt ở vị trí thấp lại gần ngay khu vực hoạt động của bánh xe nên bùn đất và nước dễ xâm nhập. Nếu chiếc xe hoạt động thường xuyên thì lượng gió lùa vào liên tục kèm theo hơi nóng dưới gầm làm bề mặt phanh nhanh khô ráo và giảm khả năng ô-xi hóa.
Với những chiếc xe ít sử dụng thì vấn đề này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, khi nước mưa ngấm vào làm quá trình ô-xi hóa nhanh xuất hiện, ăn mòn các chi tiết và nhanh gây ra gỉ sét. Hiện tượng này sẽ làm kẹt cứng phanh tay nếu chiếc xe để lâu ngày không vệ sinh sau khi đi mưa. Bên cạnh đó, phanh của bạn còn xảy ra hiện tượng là đĩa phanh nhả chậm khi xe đang lăn bánh, nguyên nhân xảy ra hiện tượng này do khớp di động của yên phanh bị han gỉ do nước mưa.
Kiểm tra cần gạt nước trước và sauSau một thời gian sử dụng, kính lái trên xe thường bị ố và dính bẩn khiến kính trên xe ôtô bị mờ, đặc biệt khi gặp trời mưa sẽ làm ảnh hưởng tới lái xe. Theo thống kê thì có khoảng 20% các vụ tai nạn xảy ra do lái xe không quan sát được mọi tình huống trên đường do kính lái bị bẩn. Đặc biệt, trong số này có tới 50% cần gạt nước trên xe khi kiểm tra đều đã quá thời gian quy định.
Các nhà sản xuất, trung tâm bảo dưỡng xe hơi thường khuyến cáo người sử dụng nên thay cần gạt nước trước (sau) trong vòng 12-18 tháng sử dụng để đảm bảo nó luôn trong quá trình vận hành tốt nhất. Những cần gạt nước tốt trên thị trường hiện nay được sử dụng lưỡi cao su bằng hợp chất composite sẽ cho khả năng sử dụng tốt hơn và không bị mài mòn. Tuy nhiên, với kiểu khỉ hậu nóng ẩm như ở Việt Nam, đặc biệt với những chiếc xe được sử dụng ở những vùng có đội bụi cao, hoặc để ngoài trời thì lỗi thường xuyên gặp nhất trên cần gạt nước là lưỡi cao su nhanh lão hóa, làm mất khả năng đàn hồi và không gạt được nước. Lái xe cần thường xuyên kiểm tra và nhanh chóng thay thế kịp thời để đảm bảo khả năng vận hành ổn định cho chiếc xe của mình.
>>>Hãy cùng xem thêm<<<
http://suzukisaigon.com/suzuki-swift/
© Copyright 2011-2013 iSoftco®, All rights reserved Văn phòng công ty: P.16/706, Tòa nhà Thành Công, 57 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội Tel: (84-4) 37 875018;(84-4) 3555 8604 | Fax: (84-4) 37 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com |