Tiêu đề: Xác định mục tiêu cho tổ chức sự kiện [In trang] Thành viên: TrucPhuong0903 Thời gian: 10/4/2017 14:13:12 Tiêu đề: Xác định mục tiêu cho tổ chức sự kiện
Xác định mục tiêu của sự kiện là một yếu tố quan trọng trong việc chuẩn bị cho tổ chức sự kiện.Trước khi tổ chức bất kỳ một sự kiện nào, Nhà tổ chức cũng phải trả lời câu hỏi tổ chức sự kiện đó nhằm đạt được những mục tiêu gì? Nói cách khác, Nhà tổ chức sự kiện cần làm rõ mục tiêu của việc tổ chức sự kiện trước khi bắt tay vào tổ chức nó.
Mục tiêu của sự kiện
Mục tiêu của sự kiện gắn liền với quy mô thiết kế và tổ chức hoạt động sự kiện. Những vấn đề nêu trên, đến lượt chúng lại tác động vào chi phí và ngược lại, chi phí cũng chi phối các yếu tố đó. Ý nghĩa của mục tiêu:
Mục tiêu phải có ý nghĩa đích thực sẽ đảm bảo cho to chức su kiện thành công cao và tăng uy tín cho đối tượng mục tiêu đề cập tới, giành được thiện cảm của những thành viên tham gia sự kiện và các đối tượng quan tâm. Tính rõ ràng của mục tiêu:
Mục tiêu của việc tổ chức sự kiện phải rõ ràng, thể hiện rõ bản chất của sự vật hiện tượng, phù hợp với xu thế vận động của sự vật hiện tượng. Điều này cũng đúng với việc tổ chức sự kiện. Nếu làm ngược lại, Nhà tổ chức sự kiện sẽ thất bại, lãng phí ngân sách và rất có thể gánh chịu những hậu quả không mong muốn. Một trong những điều tối kỵ đối với người tổ chức sự kiện là không dùng sự kiện để làm bình phong che dấu mưu đồ riêng của mình. Thứ bậc mục tiêu:
Một sự kiện được tổ chức thường hướng tới một số mục tiêu. Các nhà quản trị cần xác định được những mục tiêu chính, mục tiêu phụ để tập trung ưu tiên trong thực hiện. Hơn nữa cũng phải xem xét số lượng mục tiêu đưa ra có phù hợp không? Số lượng mục tiêu, mức độ phức tạp của mục tiêu gắn liền với quy mô và ngân sách tổ chức sự kiện. Các mục tiêu đều thể hiện mục đích, quá nhiều mục tiêu thì mục đích tổ chức sự kiện không rõ ràng, không tập trung.
Tùy theo các loại sự kiện khác nhau mà Nhà tổ chức sự kiện nhằm hướng tới những mục tiêu khác nhau. Dưới đây là một số loại sự kiện điển hình, gắn với từng loại là những mục tiêu thường được các Nhà tổ chức sự kiện hướng tới nhất. Họp, hội thảo.
- Tập hợp một số thành viên trao đổi thông tin, quan điểm.
- Cung cấp thông tin về sản phẩm mới, ý tưởng mới.
- Trao đổi ý kiến.
- Tìm kiếm sự đồng thuận.
- Tìm các giải pháp cho vấn đề tồn đọng. Sự kiện đoàn thể.
- Tuyên dương (Thành tích công trạng).
- Cám ơn (Khách hàng, Nhà cung cấp).
- Gặp gỡ, giao lưu.
- Giới thiệu sản phẩm.
- Ghi nhận thương hiệu.
- Kỷ niệm (Các dấu mốc thời gian, không gian…). Gây quỹ.
- Gây quỹ (Nghiên cứu, từ thiện…).
- Tạo ý thức trong công chúng.
- Thu hút nhà tài trợ mới.
- Thu hút người ủng hộ.
- Tăng tình nguyện viên.
- Khuyến khích.
- Ghi nhận doanh số bán thảo luận.
- Tập hợp đội ngũ kinh doanh bàn chiến lược phát triển trong tương lai.
- Gặp gỡ giữa ban lãnh đạo với đội ngũ kinh doanh ngoài môi trường làm việc.
- Tranh thủ sự ủng hộ của nội bộ và đối tác. Sự kiện đặc biệt.
- Gây chú ý trong giới truyền thông.
- Gây ý thức trong công chúng.
- Thu hút khách hàng mới.
- Giới thiệu sản phẩm.
- Trao phần thưởng, tặng phẩm cho các thành viên tham gia tổ chức sự kiện.
Mục tiêu sự kiện ảnh hưởng tới phương thức lập kế hoạch và tổ chức sự kiện. Những mục tiêu cụ thể đòi hỏi những phương pháp cụ thể. Nó yêu cầu phải có kế hoạch riêng cùng với chương trình hoạt động sát thực với chúng. Có như vậy, sự kiện mới mang lại tính thành công cao. Chẳng hạn: Mục tiêu thu hút công chúng tới tổ chức kiện để ghi nhận thương hiệu có thể tạo ra những thứ gì đó (Trò chơi, tặng phẩm…) để thu hút công chúng tới sự kiện và giữ họ ở đó tham gia các chương trình của sự kiện.