Trong cuộc sống hiện nay, Đau khớp ngón tay, cổ tay hay đau khớp cổ chân là tình trạng rất phổ biến mà nhiều người đang mắc phải. Đau nhức khớp phổ biến ở nhiều người và ở mọi đối tượng tuổi. Các triệu chứng đau khớp không chỉ khiến người bệnh đau nhức khó chịu mà còn khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc sinh hoạt hằng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra các triệu chứng đau khớp để biết cách phòng chống và có phương pháp điều trị là điều chúng ta nên làm.
Nguyên nhân gây viêm đau khớp ngón tay, cổ tay, cổ chânĐau khớp ngón tay, khớp cổ tayĐau khớp ngón tay, cổ tay là triệu chứng thường gặp ở những bệnh lý về xương khớp gây ảnh hưởng đến sự cầm nắm, khả năng làm việc hay trong cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Những cơn đau ở 2 khớp này do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu là các nguyên nhân sau đây.
– Chấn thương: người bệnh bị té ngã khi vui chơi, tai nạn lao động… khiến xương ngón tay bị gãy, trật khớp hoặc các cơ, sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương nên gây đau nhức.
– Thoái hóa khớp: đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đau nhức ở các khớp ngón tay, bàn tay. Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay là do các khớp này ngày càng trở nên thoái hóa khiến sụn khớp bị suy yếu và nứt vỡ, bao khớp bong tróc bị viêm, xương dưới sụn trở nên xơ hóa hoặc mọc gai nên gây đau nhức, cứng khớp sau khi ngủ dậy hoặc mất khả năng vận động khớp ở người bệnh. Đặc biệt ở những người lớn tuổi, tình trạng đau khớp ngón tay do thoái hóa khớp chiếm tỉ lệ chủ yếu.
– Hội chứng ống cổ tay: nguyên nhân này thường bắt gặp ở những người làm công việc văn phòng, sử dụng máy tính với những thao tác trên bàn phím và chuột liên tục trong thời gian dài dễ xuất hiện những cơn đau ở ngón tay, bàn tay, cổ tay, khủy tay hay vai…Sở dĩ người bệnh bị đau nhức là do dây thần kinh ở các khớp này bị tổn thương gây ra. Ngoài những cơn đau, người bệnh còn thấy tê bì các đầu ngón tay và co duỗi các ngón khó khăn, ảnh hưởng đến việc cầm nắm, đánh máy,…
– Hội chứng De Quervain: là tình trạng viêm bao gân cơ dạng dài và duỗi ngắn ngón cái. Hội chứng này thường gây ra triệu chứng đau khớp cổ tay, cẳng tay và cả ngón tay cái do người bệnh sử dụng cổ tay để thực hiện những động tác cầm, nắm, xoay cổ tay quá nhiều lần, thường gặp nhất là ở những bà nội trợ.
– Một số bệnh lý về xương khớp khác: như loãng xương, viêm khớp dạng thấp, loạn dưỡng cơ bắp, bệnh đa xơ cứng…chèn ép lên các dây thần kinh và cơ bắp ở bàn tay, cổ tay, cánh tay khiến người bệnh cảm thấy đau nhức và tê bì ngón tay, cổ tay.
>>> An Cốt Nam lừa đảo - Bài thuốc nam này có thực sự hiệu quả trong việc chữa bệnh xương khớp? <<<
Đau khớp cổ chânĐau khớp cổ chân dù là cổ chân bên trái hay bên phải cũng đều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, di chuyển của người bệnh. Tình trạng này thường do các nguyên nhân sau đây gây ra:
– Chấn thương hoặc nhiễm trùng khớp: Chấn thương khiến cổ chân bị bong gân, trật khớp trong hoạt động thường ngày hay do nghề nghiệp thường khiến cho cổ chân bị sưng to và gây đau nhức âm ỉ trong một thời gian dài. Ngoài ra, khớp bị nhiễm trùng và gây viêm cũng sẽ làm xuất hiện những cơn đau nhức cổ chân.
– Thoái hóa khớp cổ chân: quá trình lão hóa tự nhiên diễn ra khi tuổi cao khiến sụn khớp và xương dưới sụn bị hủy hoại và biến đổi cấu trúc, trở nên suy yếu và mất đi chức năng bảo vệ , từ đó gây những cơn đau khớp, cứng khớp ảnh hưởng đến việc đi lại của người bệnh.
– Khớp bị dạng bẩm sinh hoặc mắc một số bệnh lý về xương khớp: như bệnh gút, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, đau thần kinh tọa…lâu ngày có thể khiến khớp bị thoái hóa gây đau khớp.
– Do béo phì, tiểu đường hoặc do di truyền: những người thừa cân béo phì hoặc tiểu đường thường rất dễ gặp rắc rối với các căn bệnh xương khớp trong đó có đau khớp ngón tay vì nó thúc đẩy quá trình thoái hóa sụn khớp và xương dưới sụn tăng nhanh. Ngoài ra, nếu những người trong gia đình có tiền sử bị đau khớp thì nguy cơ di truyền cho các thế hệ sau là điều khó tránh khỏi.
Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng đau khớp ngón tay, cổ tay và khớp cổ chân mà chúng ta cần chú ý để biết cách phòng tránh hoặc có phương pháp điều trị kịp thời nếu lỡ gặp phải trường hợp này. Các chuyên gia cũng khuyên rằng, để phòng tránh những bệnh lý về xương khớp, chúng ta nên duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý tốt cho hệ xương khớp. Đồng thời thường xuyên vận động và tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe của cơ xương cũng như cơ thể để phòng chống bệnh tật một cách tốt nhất.
© Copyright 2011-2013 iSoftco®, All rights reserved Văn phòng công ty: P.16/706, Tòa nhà Thành Công, 57 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội Tel: (84-4) 37 875018;(84-4) 3555 8604 | Fax: (84-4) 37 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com |