Vai trò của trò chơi trong một sự kiệnlà để làm nóng bầu không khí và liên kết mọi người cùng hòa nhập vào sự kiện.Vì vậy, sáng tạo trò chơi thích hợp với tính chất của từng sự kiện là một kỹnăng bắt buộc của một Event Planner.
>>Xem thêm: cho thuê bànghế tphcm, chothuê âm thanh event, chothuê âm thanh tphcm, cho thuê bànghế hội nghị, cho thuê cổng hơi , bán cổng hơi sự kiện
Có thể thấy trò chơi trong Event thường phân thành các nhóm nhưsau:
- Trò chơi mang tính vận động: Thường phù hợp cho những sự kiện có không giansân khấu rộng, và đối tượng khách hàng tương đối trẻ. Các trò chơi này thiên vềvận động tay chân, tạo tiếng cười thoải mái và không khí sôi động. Đặc biệt vàinăm trở lại đây, hình thức trò chơi team building khá phát triển, nhất là trongcác sự kiện ngoài trời. Đây là hoạt động thiết thực vừa truyền tải tối đa vănhóa công ty vừa kết nối các cấp nhân viên cùng bộ máy để hoàn thành mục tiêukinh doanh của công ty.
- Trò chơi vận may: Như bốc thăm, quay lô tô hay làm mộthành động đơn giản nào đó... để chọn ra những người may mắn. Những trò chơi nàykhá đơn giản nhưng mức độ hào hứng luôn cao vì thông thường quà tặng rất hấpdẫn. Nhưng người tổ chức cần lưu ý, ở những trò chơi có bốc thăm giải thưởnggiá trị lớn thì cần phải xin phép Sở Công thương.
- Trò chơi dạngBoard game: Là những trò chơi như lắp ghép, xếp hình trên các chiếcbàn, thường chơi theo nhóm từ 2 đến 5 người, dưới áp lực về thời gian hoặc khốilượng công việc. Trò chơi dạng này cũng phù hợp nhất với những người trẻ.
- Trò chơi Hitech trên máy tính, điệnthoại: Thường là dạng Flashgame viết riêng cho Event, trông rất bắt mắt, chuyên nghiệp, có thể quảng bátốt cho thương hiệu, sản phẩm thông qua việc đưa nó vào ngay trong trò chơi.Ngoài ra, một số trò chơi còn thu thập được database người chơi thông qua việcyêu cầu họ điền thông tin trước khi bắt đầu chơi. Việc này phù hợp với các hộichợ, hay những Event đông người. Giá để làm 1 game Flash thường khá cao, từ1000 - 2000 USD nhưng những ấn tượng mà nó đem lại cũng khá tương xứng.
- Trò chơi cho tất cả đám đông: Đây là thể loại trò chơi lôi kéo sự can dự củatất cả người chơi, ví dụ cùng tìm một vị khách bí ẩn nào đó (đã được Ban tổchức phân công trước).
Để có những tròchơi hấp dẫn, phù hợp với loại hình sự kiện mình tổ chức, người tổ chức nên lưuý:
Trước tiên, cần xác định sự kiện mình sắp tổ chức là gì, đốitượng khách hàng là ai, không gian tổ chức như thế nào… rồi lên một kịch bảntrao đổi với khách hàng để có giải pháp tốt nhất. Chẳng hạn như vào dịp cuốinăm, rất nhiều công ty tổ chức Hội nghị khách hàng để tri ân khách hàng, đốitác và nhân viên. Tuy nhiên, mỗi đơn vị tổ chức lại có phong cách, yêu cầu khácnhau nên không thể dùng một kịch bản chung cho loại hình sự kiện này. Lúc đó,bạn cần tìm hiểu xem người tham dự Hội nghị khách hàng thực sự là ai: Là các vịlãnh đạo của các công ty con của tập đoàn, là khách hàng trực tiếp mua sảnphẩm, là nhân viên của công ty...
Từ đó sẽ vận dụng các trò chơi mang lại hiệu quả cao, phù hợp.Không thể sử dụng hình thức game giải trí như đuổi hình bắt chữ, ghép thươnghiệu… trong một bữa tiệc dành cho các tổng giám đốc, trưởng phòng, cũng khôngquá lạm dụng nhiều trò chơi làm mờ nhạt đi chủ đích “cảm ơn” của đơn vị tổchức.
Trong các buổi hội nghị, hội thảo, người làm sự kiện thường ưachuộng những trò chơi đơn giản, dễ thực hiện như xổ số, lựa chọn vị khách maymắn ngẫu nhiên (màu sắc hoa cài áo, vị trí ngồi…), câu hỏi liên quan đến thươnghiệu sản phẩm, ghép logo thương hiệu hay mời người tham gia lên sử dụng sảnphẩm (trong các chương trình ra mắt sản phẩm mới).
Còn với những sự kiện mang tính chất cá nhân, thân mật (đámcưới, lễ thôi nôi, sinh nhật…), trò chơi được tổ chức thoải mái và phong phúhơn. Đó có thể là cuộc thi hát karaoke với giải thưởng do đích thân cô dâu chúrể chuẩn bị; hay mọi người đưa ra những câu hỏi thú vị mà cô dâu chú rể chỉ cóthể trả lời “có” hay “không”; bức ảnh ngộ nghĩnh nhất trong tiệc sinh nhật củatrẻ nhỏ…
Lồng ghép thương hiệu, tính chất của sản phẩm vào trò chơi làmột điều tốt (cho nhà tổ chức), tuy nhiên không nên lồng ghép một cách quákhiên cưỡng, ví dụ muốn thông qua trò chơi nhồi nhét vào đầu người tham dự tấtcả dãy sản phẩm của công ty cùng tên của từng sản phẩm. Ngược lại, hãy để chongười chơi tự nhiên cảm nhận được sản phẩm, những tính năng nổi bật hay thôngđiệp cần truyền tải một cách nhẹ nhàng thông qua trò chơi.
Ví dụ trong một Event của một nhãn sữa dinh dưỡng, nhà tổ chứccho người nội trợ tham dự trò chơi chọn 3 ô có hình ảnh các loại thực phẩm màmặt sau hiển thị số Calories năng lượng cung cấp cho người ăn, nếu trên 2000kcl (là mức năng lượng tối thiểu cần cho cơ thể mỗi ngày) thì sẽ nhận được quà.Qua đó huấn luyện cho người nội trợ biết số Calories năng lượng cần thiết mỗingày cho cả gia đình. Mục đích quan trọng nhất là họ cũng cho thấy sữa cung cấprất nhiều Calories, chính vì thế thông điệp "Uống sữa mỗi ngày" đếnthật nhẹ nhàng, tự nhiên và dễ nhớ thông qua một trò chơi nhỏ.
Những rủi ro có thể gặp khi sáng tạo trò chơilà:
Do đó, người tổ chức sự kiện luôn cần phải sáng suốt tư vấn chokhách hàng của mình những ý tưởng tốt và "an toàn" nhất.
© Copyright 2011-2013 iSoftco®, All rights reserved Văn phòng công ty: P.16/706, Tòa nhà Thành Công, 57 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội Tel: (84-4) 37 875018;(84-4) 3555 8604 | Fax: (84-4) 37 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com |