Chợ24h

Tiêu đề: VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC – SỰ TÍCH HỢP HIỆU QUẢ TRONG VẬN TẢI CONTAINER [In trang]

Thành viên: thelasaoht    Thời gian: 11/7/2017 16:22:20     Tiêu đề: VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC – SỰ TÍCH HỢP HIỆU QUẢ TRONG VẬN TẢI CONTAINER

Vận tải đa phương thức (Multimodal transport) là một sự kết hợp của ít nhất hai phương thức vận tải. Điều này tạo ra một chuỗi vận chuyển tích hợp ưu thế của từng phương thức được sử dụng. Việc kết hợp các phương thức vận tải có thể được tổ chức theo nhiều cách khác nhau. Nhìn chung, xe tải sẽ đảm nhận khoảng cách ngắn giữa các khu vực xếp dỡ và điểm trung chuyển tương ứng giữa địa điểm đến và người nhận. Đối với những khoảng cách chuyển chở dài sẽ được thực hiện bằng các phương tiện vận tải khác như xe lửa, tàu biển và máy bay. Các hình thức của vận tải đa phƣơng thức

1. Vận tải kết hợp của Sea/Air

Theo hình thức này thì nhà vận tải đa phương thức (MTO – Multimodal Transport Operator) sẽ kết hợp hai hình thức vận tải là vận tải biển và vận tải hàng không nhằm kết hợp ưu điểm của hai phương thức vận tải này lại để đạt hiệu quả cao nhất. Đó là, tận dụng sức chở lớn và chi phí vận tải thấp của vận tải biển trong một chặng đường biển (từ nơi sản xuất ra rất nhiều loại sản phẩm và cần đem đi tiêu thụ) với tính ưu việt về mạng lưới quốc tế rộng khắp, tốc độ nhanh của vận tải đường hàng không.1

2. Vận tải kết hợp của Air/Road

Hình thức kết hợp này sẽ tận dụng được tính cơ động, linh hoạt của vận tải đường bộ (ô tô) như: ô tô có thể đi vào các cơ sở của người giao hàng (shipper) và những cơ sở của người nhận hàng (consignee) – một ưu thế trong vận tải “to door”; “from door” với tính ưu việt về mạng lưới quốc tế rộng khắp, tốc độ nhanh của vận tải đường hàng không. Hình thức này rất phổ biến khi thực hiện Express những kiện hàng nhỏ, giá trị cao, cần vận tải nhanh chóng, thư tín, chứng từ quan trọng…. Trong hình thức kết hợp này, vận tải ô tô đóng vai trò là gom hàng và phân phối hàng hóa ở hai đầu còn vận tải hàng không sẽ đảm nhận khâu vận tải đường dài nhằm rút ngắn thời gian vận chuyển và thời gian nhận/giao hàng sẽ nhanh hơn.

3. Vận tải kết hợp của Rail/Road (hay còn gọi Piggyback)

Đây là sự kết hợp tính an toàn, năng lực vận tải khá lớn và tốc độ nhanh của vận tải đường sắt với tính cơ động của vận tải Ôtô. Phương pháp này được sử dụng đầu tiên ở Mỹ gọi là Piggyback (moóc lưỡng dụng).

4. Rail/Road/Inland Waterway-Sea – Rail/Road/Inland Waterway

Kiểu kết hợp này thường được áp dụng khi hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển từ nước này đến nước khác. Nhưng chặng vận tải từ nhà xuất khẩu tới cảng biển có thể là rất xa và có thể áp dụng các hình thức vận tải nội địa kết hợp lại.  Ví dụ như một nhà XK từ Campuchia muốn xuất hàng hóa sang Mỹ, hàng hóa có thể được áp dụng chuyên chở như sau: Hàng từ kho (cơ sở của người bán, được đưa ra cảng Pnompenh bằng vận tải ô tô, Tàu hỏa rồi từ cảng Pnompenh hàng hóa được xếp lên các sà lan, các sà lan vận chuyển hàng hóa dọc theo sông Mêkông về cảng Cái Mép (Việt Nam), tại đây hàng hóa sẽ được chuyển tải từ các sà lan lên tàu biển và sẽ được tàu biển chuyên chở sang Mỹ (theo lịch trình đã công bố trước). Khi nhập khẩu hàng hóa thì các nhà nhập khẩu Campuchia cũng có thể áp dụng vận tải này để vận tải hàng hóa nhập khẩu.

5. Land Bridge (cầu lục địa)

Cầu lục địa ở đây có thể hiểu là trong cả một chuỗi vận tải đa phương thức thì có một phương thức vận tải bộ hoặc vận tải đường sắt đi xuyên qua cả một châu lục nhằm rút ngắn quãng đường vận chuyển đường biển xuống (vì nếu vận chuyển bằng đường biển thí phải đi qua các vùng biển, các eo biển thậm chí phải đi vòng xuống cực nam của các châu lục để vận chuyển hàng hóa đến cảng đích.

Ví dụ 1: Khai thác tuyến vận tải đa phương thức Giữa Châu Âu và Trung Đông và Viễn Đông qua lãnh thổ của Liên xô (cũ), bằng đường sắt xuyên Xibiri. Rút ngắn còn 13.000 km so với 21.000 km theo đường biển qua kênh Suez.

Ví dụ 2: Khai thác tuyến vận tải đa phương thức Sea – Land – Sea như: Hàng hóa được chuyên chở từ Thành phố Kobe (Nhật bản) đến cảng Los Los Angeles (bờ tây nước Mỹ) bằng tàu biển, sau đó được vận tải đường sắt đi xuyên suốt từ bờ tây đến bờ đông của nước Mỹ và dỡ hàng tại cảng New York. Tại đây, các container hàng hóa được xếp lên tàu biển và chuyên chở sang cảng Hamburg (Đức).3


6. Mini-Bridge

Container được vận chuyển từ một cảng của nước này đến một cảng của nước khác, sau đó được vận chuyển bằng đường sắt đến một thành phố cảng thứ hai của nước đến theo một vận đơn đi suốt do người chuyên chở đường biển cấp (Mỹ – Viễn Đông; Mỹ – Châu Âu; Mỹ – Australia…)

7. Micro bridge

Hình thức này cũng tương tự như Mini bridge, chỉ khác là nơi kết thúc hành trình không phải là một thành phố cảng mà là một trung tâm công nghiệp, thương mại trong nội địa.

8. SEA Train

Là hình thức vận tải kết hợp giữa vận tải đường sắt và vận tải đường bộ, trong đó, có một đoạn đường sắt vượt biển nhờ có phà biển, vận tải hàng hóa qua eo biển Măng-sơ (Pháp – Anh).

Kết luận: Vận tải đa phương thức phát triển theo đúng hướng và kết hợp được sự tham gia của các phương thức vận tải sẽ góp phần giảm chi phí logistics & just-in-time, từ đó dẫn tới giảm chi phí hàng hóa và sản xuất; mở rộng mạng lưới vận tải và đạt được hiệu quả kinh tế cao do khi sử dụng các phương thức vận tải có khả năng chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn,….




  © Copyright 2011-2013 iSoftco®, All rights reserved
Văn phòng công ty: P.16/706, Tòa nhà Thành Công, 57 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội
Tel: (84-4) 37 875018;(84-4) 3555 8604 | Fax: (84-4) 37 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com