Chợ24h

Tiêu đề: Cùng đi tìm hiểu xem trẻ bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao [In trang]

Thành viên: hienluong1994    Thời gian: 12/8/2017 02:58:50     Tiêu đề: Cùng đi tìm hiểu xem trẻ bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao

Giấc ngủ đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi con người chúng ta, đặc biệt là ở trẻ em, khi ngủ tuyến tiền yên trong não của trẻ em sẽ tiết ra các hormon tăng trưởng. Giấc ngủ đặc biệt quan trọng tới sự phát triển trí não, cũng như sức khỏe của trẻ em. Tuy nhiên hiện nay rối loạn giấc ngủ ở trẻ đang có chiều hướng gia tăng, nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Vậy khi trẻ bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao? Theo dõi bài viết sau đây để được biết.



Trẻ bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao?

Triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ

Trước khi giải đáp về vấn: Trẻ bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao? Chúng tôi muốn các bạn biết và nắm rõ được triệu chứng của bệnh rối loạn giấc ngủ, để qua đây có thể biết được cách chăm sóc và chữa trị bệnh cho trẻ hợp lý.

Trẻ em có thể bị rối loạn giấc ngủ theo nhiều kiểu khác nhau như: có cơn ngừng thở ngắn kèm ngáy khi ngủ, nghiến răng, chân không yên, ngủ ngày quá nhiều, , cơn miên hành, mất ngủ, cơn hoảng sợ ban đêm… trong số đó cơn miên hành và cơn hoảng sợ ban đêm gặp khá phổ biến.
Cơn miên hành là những hành động trẻ thực hiện dường như là có mục đích khi trẻ đột ngột choàng dậy từ giấc ngủ sâu. Khi đó trẻ có thể làm những động tác đơn giản như ngồi dậy tại giường, một số trẻ khác có những động tác tự động phức tạp như: đi lại, mặc quần áo, ăn uống. Cơn miên hành thường xảy ra vào thời điểm 1-2 giờ sau khi ngủ (vào giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ chậm), trong cơn trẻ mở mắt nhìn nhưng nếu nói với trẻ thì hầu như trẻ không hiểu. Cơn kéo dài khoảng dưới 30 phút. Sau cơn trẻ lại ngủ tiếp. Sáng hôm sau hỏi trẻ không nhớ gì về cơn đã xảy ra trong đêm. Chứng miên hành gặp khá phổ biến: khoảng 10 – 15 % trẻ em độ tuổi 5 – 12 tuổi có cơn miên hành. Những bé trai thường hay bị hơn là bé gái.
Cơn hoảng sợ ban đêm thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ 1 đến 8 tuổi và có thể kèm theo cơn miên hành. Cơn hoảng sợ thường xảy ra vào giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ chậm. Triệu chứng biểu hiện là: đột nhiên trẻ ngồi dậy hoặc vùng vẫy, la hét khóc lóc sau khi đã ngủ được vài giờ. Trẻ biểu lộ sự sợ hãi, căng thẳng, bồn chồn, mắt mở to nhưng dường như vẫn đang thiếp ngủ, người mẹ không thể dỗ dành cho trẻ yên hoặc không thể đánh thức cho trẻ tỉnh hẳn được. Cơn xảy ra kéo dài 10 – 15 phút. Sau cơn trẻ ngủ thiếp đi. Sáng hôm sau tỉnh dậy trẻ không nhớ gì về cơn đã xảy ra.



Hiểu rõ các triệu chứng sẽ giúp bạn biết khi trẻ bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao
Nghiến răng nghe có vẻ không liên quan đến giấc ngủ, nhưng lại là biểu hiện thầm lặng của chứng rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bí ẩn về vấn đề này mà khoa học chưa thể giải thích được.
Đây là trạng thái hai chân muốn vận động mất kiểm soát do rối loạn của hệ thống thần kinh. Hội chứng này được cho là có liên quan đến việc thiếu máu. Nó có thể xảy ra ở cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn khi họ ngồi hay nằm nghỉ.

Giải đáp cho thắc mắc: "Trẻ bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao?"

Tùy từng hội chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ mà cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để được bác sĩ chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Ngoài ra, chuyên mục Bảo Tâm An khuyên các bậc làm cha mẹ có thể áp dụng một số cách sau đây sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn:

- Trước khi trẻ đi ngủ nên tạo không khí yên tĩnh, êm đềm như để ánh sáng đèn ngủ mức nhẹ, tắt tivi, đài, tắt hết các thiết bị điện tử, để chuông điện thoại nhỏ không ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Không để trẻ đùa nghịch nhiều, đùa nghịch hò hét quá mức sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ và cơn mơ của trẻ, có thể mở bản nhạc hoặc bài hát âm điệu du dương… Chỉ và hướng dẫn trẻ tập thư giãn trước khi ngủ bằng cách giãn mềm cơ bắp, hít thở kiểu bụng êm chậm sâu đều

- Bổ sung đầy đủ chất sinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ, giàu sắt, magie, vitamin, các khoáng chất thiết yếu trong bữa ăn sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn, bớt trằn trọc hờn khóc.

- Tạo không gian, môi trường phòng ngủ thoáng mát, trong lành, ít tiếng ồn, vệ sinh sạch sẽ chăn đệm giường chiếu thơm tho sạch sẽ để trẻ có giấc ngủ chất lượng nhất.



Trẻ bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao? - Tạo không gian ngủ thoáng mát cho trẻ

- Hướng dẫn trẻ có nếp ngủ sinh hoạt đúng giờ sẽ giúp trẻ có giờ ngủ cố định, tránh buồn ngủ quá dẫn đến quấy hờn. Ngoài ra ngủ đúng giờ, ngủ sớm rất tốt cho sức khỏe của trẻ.

- Gia đình nên có những biện pháp phòng ngừa tổn thương có thể xảy ra với trẻ như: không cho trẻ ngủ giường cao hoặc không để vật sắc nhọn dễ vỡ gần giường ngủ, đóng cửa lối đi cầu thang, cửa nhà, cửa sổ thấp.

- Bạn nên kể cho trẻ câu chuyện hoặc hát ru trẻ, ôm ấp vỗ về sẽ giúp tâm lý trẻ ổn định hơn, giấc ngủ của trẻ sẽ dễ hơn.

- Khi trẻ bị cơn miên hành hoặc quá hoảng sợ, cha mẹ nên an ủi, dỗ dành, nằm vuốt ve trẻ và nhẹ nhàng ru trẻ vào giấc ngủ.

- Ngoài ra, khi trẻ bị rối loạn giấc ngủ thường xuyên, cha mẹ nên ghi chép thời gian trẻ bị cơn trong 7 đêm liên tục, sau đó chủ động đánh thức trẻ tỉnh dậy trong vòng 5 phút trước cơn vẫn thường bị 15 phút rồi mới cho trẻ ngủ tiếp. Nếu xác định có sang chấn tâm lý thì bản thân trẻ và gia đình cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

- Khi trẻ bị mất ngủ kéo dài mà sử dụng các biện trên đều không hiệu quả thì bạn nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Trên là những chia sẻ để giải đáp cho thắc mắc: " Trẻ bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao?", hy vọng qua bài viết này các bạn đã có được câu trả lời. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc cho các bạn sớm chữa trị được chứng rối loạn giấc ngủ cho trẻ.

Nếu như các bạn còn có thắc mắc, băn khoăn gì về vấn đề mất ngủ thì có thể liên hệ đến số HOTLINE (024) 2268 0999 - 0985686999 để được các chuyên gia của Bảo Tâm An tư vấn.

NGUỒN: http://baotaman.net/tre-bi-roi-loan-giac-ngu-phai-lam-sao






  © Copyright 2011-2013 iSoftco®, All rights reserved
Văn phòng công ty: P.16/706, Tòa nhà Thành Công, 57 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội
Tel: (84-4) 37 875018;(84-4) 3555 8604 | Fax: (84-4) 37 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com