Tiêu đề: Sử dụng thuốc Tây chữa đau dạ dày: Cái Được - Cái Mất [In trang] Thành viên: dthieu96 Thời gian: 28/9/2017 21:40:53 Tiêu đề: Sử dụng thuốc Tây chữa đau dạ dày: Cái Được - Cái Mất
Ở Việt Nam hiện nay tình trạng mắc bệnh dạ dày đang ở con số đáng báo động, theo các thống kê mới nhất trung bình cứ 10 người thì có 1 người bị mắc các chứng bệnh liên quan đến dạ dày như đau viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản..vv. Do đó việc điều trị bệnh đau dạ dày thế nào để đạt hiệu quả cao và an toàn, đang là vấn để khiến các nhà nghiên cứu khoa học ở cả đông y, và tây y rất nhức đầu. trong bài viết này chúng ta cùng phân tích cái được và cái mất của việc sử dụng thuốc tây chữa bệnh đau dạ dày.
Từ những năm đầu của thế kỹ 20 khi mà nền y học hiện đai hay còn được gọi là tây y, có những bước phát triển vượt bậc. Đạt được rất nhiều thành tựu đáng ghi nhận đã trở thành nền y học chính thống ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Do đó việc ứng dụng tây y trong điều trị các chứng bệnh dạ dày là một việc không mới mẻ.
Thuốc tây y chữa đau dạ dày cái được
Khi điều trị các triệu chứng của viêm loét dạ dày như đau thượng vị, đầy hơi, ợ chua, nóng rát, bằng thuốc tây bệnh sẽ hết rất nhanh sau 2-4 tuần. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc thật kỹ khi quyết định sử dụng thường xuyên vì các nguyên nhân sau:
Thuốc Tây Chữa đau dạ dày cái mất
Khi bị đau dạ dày các bác sỹ thường kê đơn cho bệnh nhân uống thuốc. Nếu trong đơn thuốc điều trị viêm loét dạ dày chỉ có kháng sinh, giảm tiết acid, chống co thắt, bao vết loét và các thuốc giảm triệu chứng (Giãn cơ trơn, trung hóa acid..) Thì thực tế chỉ giải quyết được các triệu chứng trong các đợt cấp tính, còn sớm muộn gì bệnh nhân cũng phải tái khám, và trở thành “khách hàng thân thiết” tại các nhà thuốc tây y! Chưa kể việc sử dụng thường xuyên, lâu dài các loại thuốc tây còn ẩn chứa nhiều hiểm họa khôn lường.
Việc sử dụng trong lâu dài và không đúng cách các thuốc giảm tiết acid mạnh như cimetidine, Ranitidin, omeprazole.. liều cao hoặc kéo dài trên một năm sẽ làm gia tăng nguy cơ gãy xương , có nhiều tác dụng phụ và tương tác thuốc bất lợi cho người bệnh, một số trường hợp làm suy giảm khả năng tình dục…và có nguy cơ tiến triển thành ung thư da dày.
Uống quá nhiều kháng sinh sẽ gây loạn khuẩn, rối loạn tiêu hóa, tổn thương gan và thận, nếu dùng liều quá cao, lâu dài sẽ gây viêm gan, suy thận mãn tính. Còn dùng các thuốc trung hoà như Gastropugit, Maloxx quá mạnh và kéo dài lại dễ gây viêm ngược dạ dày do kiềm hoá. Với các thuốc giãn cơ trơn như Nospa, Buscopan tuy có thể giảm nhanh triệu chứng nhưng nếu lạm dụng sẽ gây nguy cơ xuất huyết, thủng dạ dày mà bệnh nhân không biết.
Mặt khác bạn có biết việc sử dụng thuốc tây thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày. Bởi vì các thuốc có hàm lượng kháng sinh cao khi được uống vào cơ thể thì được dạ dày co bóp và hấp thụ việc này gây mất cân bằng bảo vệ ở viêm mạc dạ dày và gây nên bệnh viêm loét dạ dày. Có 3 loại thuốc chủ yếu dễ gây ra tổn thương cho niêm mạc dạ dày, đó là: nhóm axit acetylsalicylic (ví dụ như Aspirin); hai là các loại thuốc chống viêm, chữa khớp; ba là thuốc hormone như sterol.
Kết Luận:
Việc sử dụng nhiều thuốc Tây trong chữa bệnh đau dạ dày, bệnh nhân có thể gặp phải những hậu quả khó lường trước. Ta có thể hiểu đơn giản thuốc Tây giống như “con dao hai lưỡi” có thể chữa khỏi bệnh này nhưng lại dễ phát sinh ra bệnh khác.
Nguyên nhân viêm dạ dày dai dẳng thường là do bia rượu, chế độ ăn uống nghỉ ngơi không điều độ, ăn nhiều thức ăn cay nóng, làm việc trí óc căng thẳng và vi khuẩn Helicobacter Pylori luôn túc trực trong niêm mạc dạ dày của bạn. Những nguyên nhân này rất khó loại bỏ trong cuộc sống hiện đại, làm cho viêm loét dạ dày tiếp tục là lý do bào mòn sức khỏe, đâm thủng hầu bao và khiến người bệnh phải chấp nhận sống chung với thuốc.
Chính vì vậy, bệnh nhân viêm loét dạ dày mãn tính sau các đợt đau cấp phải dùng thuốc tây thì nên chọn các thuốc có nguồn gốc tự nhiên để có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài để ngăn ngừa tái phát bệnh, hạn chế sử dụng thuốc tây chữa bệnh đau dạ dày. Trong các trường hợp cấp thiết cũng không nên tự ý mua và sử dụng thuốc, nên điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa có uy tín, để hạn chế tối đa các phản ứng phụ của thuốc.