Tiêu đề: Tổng hợp lại những điều thí sinh cần chuẩn bị khi đi thi đại học [In trang] Thành viên: ketnoigiaoduc Thời gian: 20/3/2018 14:40:58 Tiêu đề: Tổng hợp lại những điều thí sinh cần chuẩn bị khi đi thi đại học
Mỗi ngày trôi qua thì thời gian mà các bạn phải đối đầu với kỳ thi tuyển sinh đại học lại đến gần. Ai đều biết rằng, khoảng thời gian này thật sự rất áp lực với các em 2k. Tuy nhiên, ngoài thời gian ôn luyện, các em nên theo dõi những tin tức tuyển sinh để chuẩn bị kỹ hơn về kì thi. Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa thông tin cho sĩ tử về những thứ cần chuẩn bị trong khi thi và những gì nên làm sau kì thi.
Áp lực ngày càng đè nặng lên các bạn học sinh 12 khi kỳ thi tuyển sinhđại họcngày càng gần kề Những bước chuẩn bị trước kì thi tuyển sinh THPT 2018:
Năm rõ thông tin về kỳ thi
a. Hình thức và thời gian thi các môn:
Theo những thông tin chính xác từ bộ Giáo dục và Đào tạo thì hình thức thi tuyển sinh 2018 sẽ không có sự thay đổi so với năm 2017. Thí sinh học hết 12 sẽ được quyền tham dự kỳ thi với 3 bài thi chính thức như sau:
Ngữ văn: tự luận, làm bài viết trên giấy (thời gian 120 phút, không kể thời gian phát đề)
Toán: trắc nghiệm, 50 câu (thời gian 90 phút, không kể thời gian phát đề)
Ngoại ngữ: trắc nghiệm, 50 câu (thời gian 60 phút, không kể thời gian phát đề)
Cùng với việc lựa chọn 1 trong 2 bài thi tổ hợp sau:
Bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (bao gồm 3 môn Vật Lý, Hóa học và Sinh học), 120 câu trắc nghiệm (thời gian 150 phút, không kể thời gian phát đề)
Bài thi tổ hợp Khoa học xã hội (bao gồm 3 môn Lịch Sử, Địa Lý và Giáo dục Công dân), 120 câu trắc nghiệm (thời gian 150 phút, không kể thời gian phát đề)
Tuy nhiên, nếu cảm thấy đủ khả năng, thí sinh có thể đăng kí dự thi cả 2 bài thi tổ hợp, rồi dùng kết quả cả 5 bài thi (hoặc kết quả bài thi nào cao hơn) để xét tuyển, thế nhưng các bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng phương án thi này để có thể sắp xếp thời gian ôn luyện hợp lí vì 2 bài thi tổ hợp có đến 6 môn thi nên phần học sẽ khá nặng.
Đối với các thí sinh tự do, các bạn không nhất thiết phải làm tất cả 3 bài thi bắt buộc mà chỉ cần đăng kí dự thi môn mà mình dùng để xét tuyển sinh đại học cộng với 1 trong 2 bài thi tổ hợp là đủ.
b. Địa điểm thi:
Trong 2 năm nay, kì thi tuyển sinh đại họcđã được thống nhất tổ chức tại các cụm thi ngay địa phương. Như vậy, sẽ giảm thiểu được tình trạng đi lại khó khăn của các bạn vùng sâu vùng xa, tránh nạn kẹt xe, kiệt sức khi vào phòng thi, tiết kiệm chi phí cho phụ huynh và học sinh, thế nên bạn cũng phần nào đỡ lo về các vấn nạn trong kì thi tuyển như các năm trước.
Nhưng bạn cũng nên đi đến địa điểm thi của mình trước kỳ thi vài ngày để biết đường tìm phòng thi của mình. Để giữ vững tâm lí khi đi thi thì chúng ta vẫn cứ nên chuẩn bị sẵn sàng những cái nhỏ nhặt nhất nhé các bạn.
c. Nội quy thi:
Tác phong, trang phục:
Ở đây, trang phục không bị ép buộc nhưng các bạn vẫn nên ăn mặc lịch sự, tế nhị, kín đáo, tránh hở hang, áo quần quá ngắn và không phù hợp với môi trường giáo dục. Đối với nữ sinh thì tránh mang giày cao gót hay guốc vì có thể sẽ gây ra tiếng ồn đến các bạn xung quanh. Còn nam sinh thì cũng nên chỉn chu tóc tai, quần áo.
Hầu như tâm lí các bạn đều không được ổn định trước khi bắt đầu các môn thi nên các bạn hãy cố gắng đến trước phòng thi khoảng chừng 15 đến 30 phút để có thời gian nghỉ ngơi và lấy lại bình tĩnh trước, chuẩn bị trong tay sẵn các dụng cụ thi cần thiết, đặc biệt là giấy báo dự thi và đợi giáo viên gọi đến tên mình.
Mang đầy đủ các vật dụng cần thiết:
Trước khi vào phòng thi, các bạn nhớ đem ra đầy đủ giấy báo dự thi, chứng minh nhân dân hoặc thẻ học sinh cho giám thị gác thi kiểm tra kỹ lưỡng.
Một điều lưu ý cho các bạn đó là ngoại trừ bài thi môn Ngữ văn với hình thức tự luận, các bài thi còn lại đều ở dạng trắc nghiệm và bạn phải tô đen vào phiếu trả lời trắc nghiệm, vì vậy các bạn đừng quên mang theo các vật dụng cần thiết như bút chì (nên chọn viết 2B cho dễ bôi xóa khi có lỡ chọn sai), gơm, bút mực để kí tên và ghi thông tin vào phiếu trả lời, thước kẻ, máy tính cho các môn tính toán, atlat cho môn Địa lý,….
Thí sinh nên coi lại kỹ khi làm bài thi trắc nghiệm
Tuyệt đối không nên mang “phao cứu sinh”, “bùa cứu mạng” vào phòng thi:
Mặc dù đây là vấn đề mà ai ai cũng biết rõ, nhưng hằng năm, các vụ gian lận vẫn không ngừng xảy ra trong quá trình thituyển sinh, kỳ thi tuyển sinh đại học là một kì thi khó, nhưng chúng ta phải biết cách chấp nhận nếu có những câu chúng ta không làm được, hãy cứ cố gắng làm hết sức mình là được bạn nhé, đừng để chỉ vì 1 lần bị bắt xem tài liệu mà bỏ toi đi công sức của cả 12 năm trời, điều này quả thật không xứng đáng.
Các bạn thí sinh, đặc biệt là cả phụ huynh nên nắm rõ những thông tin tuyển sinh chọn lọc để có thể dễ dàng hướng dẫn lại con em mình.
Một số bí quyết ôn thi tuyển sinh:
Đầu tiên, hãy tập trung ôn kỹ phần cơ bản để lấy trọn từ 5 đến 7 điểm: Tất cả các môn thi đều có 2 phần, cơ bản trong sách và nâng cao là do các bạn tự nghiên cứu thêm. Nhưng nếu chúng ta chịu khó nghe giáo viên giảng bài, highlight các ý chính, học bài và siêng làm bài tập thì việc lấy điểm ở các câu cơ bản không khó. Tiếp theo sẽ là một số bí quyết tuyển sinh được tổng hợp để giới thiệu cho bạn:
a. Đối với các môn Xã hội (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa lý, Anh văn):
Học theo hình thức Mind-map (sơ đồ tư duy):
Sơ đồ tư duy có thể là sơ đồ hình nhánh cây, hình chân chim, hay hình vòm mây tùy theo cách sáng tạo và cách học của mỗi bạn. Cái hay của sơ đồ tư duy đó là mỗi nhánh sẽ là các đề mục và ý chính trong bài, điều này giúp các bạn bao quát được nội dung bài học và nắm được các thông tin cốt lõi. Phương pháp này thật sự rất có hiệu quả đối với các môn có lượng bài học nhiều như Sử, Địa.
Sử dụng sơ đồ tư duy để liệt kê ra các ý chính của bài
Liệt kê ý chính của từng chương ra giấy:
Bài ghi trên lớp và trong đề cương ôn tập tuyển sinh đại học của giáo viên tuy có hơi dài nhưng vẫn rút ngắn lại được bằng cách ghi ra giấy các từ khóa cần thiết, các mốc thời gian chủ yếu, việc bạn tự liệt kê bạn sẽ có cơ hội tiếp thu thêm một lần nữa vào đầu, điều này sẽ giúp bạn học bài nhanh chóng và dễ dàng hơn là phải nhìn vào hàng đống chữ trong tập sách.
Ghi chú ra giấy note:
Khi đi học trên lớp hay đi học thêm thì bạn cần nên đem theo những tờ giấy nhỏ để ghi chú những kiến thức trọng tâm lẫn nâng cao mà trong sách không có, phòng khi chúng ta gặp lại các câu hỏi đó trong phần ôn tập thì cũng dễ dàng lấy ra xem.
Ngoài ra, đối với các bạn muốn học thêm từ vựng môn Anh văn thì hãy ghi chú ra giấy note và dán chúng ở khắp nơi mà bạn đi qua như bàn học ở trường, ở nhà, sách, tập,v.v… trong thời gian nghỉ giải lao hay có tình cờ đi ngang, các bạn có thể ghé ngang đọc vài ba lần và cứ lặp lại như vậy thì sẽ nhớ từ dai hơn.
Các bạn nên ghi chú các thông tin không có trong sách giáo khoa vào giấy note b. Đối với các môn Tự nhiên(Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học):
Nên tự làm tờ tổng hợp công thức:
Hiện nay, các nhà sách trên toàn quốc có bán các tờ tổng hợp công thức các môn, nhưng lời khuyên là bạn nên tự viết ra công thức vô một tờ giấy thì hiệu quả hơn, bởi khi các bạn học, các bạn mới biết phần nào quan trọng nhất, phần nào cần nên bỏ, và công thức bạn ghi sẽ đầy đủ hơn các cuốn công thức tổng hợp mà các nhà sách bán.
Mỗi môn học, các bạn nên có vài tờ công thức và kẹp vào sách hay tập, mỗi khi ôn mà có điều gì không nhớ thì các bạn có thể lật tờ công thức ra coi.
Làm nhiều bài tập trong từng phần, từng chương học:
Khác với các môn học thuộc lòng, tính toán đòi hỏi phải có sự tư duy và tính chính xác, vậy nên khi ôn một phần nào đó, chẳng hạn như phần biện luận tham số trong Toán, các bạn hãy làm bài tập thật nhiều và rành về nó trước khi chuyển sang phần khác. Rồi sau khi làm được 2 3 dạng đề, chúng ta lại quay lại ôn 1 lượt cả 2 3 dạng đề đó rồi tiếp tục và cứ như thế.
Một điều nữa là khi làm phần nào, chúng ta nên chắc về phần đó, lưu ý đến tham số, điều kiện, cách giải, cách bấm máy v.v… các bạn nên hạn chế việc ôn quá nhiều phần cùng lúc sẽ rất dễ bị lẫn lộn.
c. Sắp xếp thời gian, giữ gìn sức khỏe:
Điều này cũng rất quan trọng, học nhiều là tốt nhưng bạn cũng phải dành thời gian nghỉ ngơi hợp lí, phân chia quảng thời gian trong ngày để học xen kẽ các môn tính toán và môn học bài. Tránh trường hợp vì quá áp lực mà ngất xỉu hoặc kiệt sức bạn nhé.
Làm thế nào để có thể được xét tuyển vào trường đại học ngay đợt xét tuyển đầu?
Ba điều cần lưu ý khi xét tuyển đại học:
Sau khi có được kết quả xét tuyển, chắc chắn nhiều thí sinh lại tiếp tục bị rối do không biết phải làm gì, dưới đây là các gợi ý giúp các bạn có thể được xét tuyển một cách an toàn hơn.
Xác định ngành mình yêu thích:
Trong quá trình học cấp 3 hoặc thông qua các buổi hướng nghiệp tư vấn về thông tin tuyển sinh, chắc chắn phần nào bạn cũng đã có một mảng đi riêng cho chính mình trong một lĩnh vực nào đó. Nên bạn hãy giữ vững lập trường, lựa chọn bên lĩnh vực mà mình cảm thấy tự tin nhất, đừng chọn ngành theo “trào lưu” hay chỉ vì nghe lời của bạn bè, người thân.
Cân nhắc khả năng và trình độ học lực của chính mình:
Sau khi xác định được lĩnh vực yêu thích, thì một điều đáng lưu ý tiếp theo là trình độ. Chẳng hạn bạn thích học về mảng Kinh tế, mà trong lĩnh vực Kinh tế sẽ chia ra nhiều ngành khác nhau như Kinh tế, kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng,…và chắc hẳn là sẽ có ngành lấy điểm xét tuyển cao, ngành lấy điểm xét tuyển thấp. Vậy nên, hãy cân nhắc điểm số của mình và so sánh điểm từng ngành qua các năm rồi hãy đưa ra lựa chọn để tránh trường hợp vượt quá chỉ tiêu thì mẫu hồ sơ tuyển sinh của bạn sẽ bị loại bỏ.
Cân nhắc các nguyện vọng thật kỹ:
Mỗi thí sinh sẽ có nhiều nguyện vọng lựa chọn, song, trong đợt xét tuyển đầu tiên, các trường sẽ đưa ra chỉ tiêu và lấy theo thứ tự từ trên xuống, vì vậy, hãy cố gắng cập nhật các tin tức tuyển sinh mới nhất về tình hình xét tuyển.
Chỉ cần nguyện vọng 1 không thành, lập tức các bạn thí sinh cũng sẽ cảm thấy rất lo lắng nên ngoài việc cân nhắc kỹ lưỡng, các bạn cũng nên tham khảo ý kiến từ những người xung quanh, đặc biệt là các đàn anh, đàn chị đi trước để tìm hiểu về ngành, trường, thông tin thí sinh, thông tin học viên, v.v...
Một số lưu ý khác:
Với các bạn đủ điều kiện xét tuyển nhưng vì điều kiện tài chính khó khăn không thể tiếp tục việc học thì các bạn đừng nên từ bỏ, vì nhà trường sẽ luôn có các chính sách hỗ trợ ưu đãi học phí cho sinh viên nghèo vượt khó, và trong quá trình học, các bạn cố gắng đạt điểm tích lũy cao để tìm học bổng mỗi học kì. Vì thế, đừng bỏ cuộc các bạn nhé!
Ngoài ra, nếu không đủ xét tuyển đại học chính quy, chúng ta có thể chuyển hướng sang tuyển sinh đại học bán công,tuyển sinh cao đẳng, trung cấp hoặc tuyển sinh du học,… và nhiều con đường học vấn khác.