Mỗi vùng da trên mặt liên quan đến một chức năng của cơ thể. Bạn có thể dựa vào vị trí mụn xuất hiện để kịp thời nhận ra tình trạng các chức năng của cơ thể và điều chỉnh kịp thời.
Theo [I]Boldsky, [/I]những nốt mụn ở trán là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về bàng quang và ruột già. Các bác sĩ chỉ ra, hệ tiêu hóa kém, hiện tượng nhiễm trùng đường tiết niệu khiến mụn mọc nhiều hơn ở phần trán phía chân tóc. Để điều trị, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống để cải thiện hệ tiêu hóa. Bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như cà chua, quả anh đào, chanh, trà xanh... giúp cải thiện làn da mụn.
Theo đông y, mụn xuất hiện ở giữa trán có liên quan đến chứng lo âu, trầm cảm. Để khắc phục điều này, bạn hãy tập thư giãn, dành thời gian cho bạn bè, gia đình và ngủ sâu, ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng ngay để da sáng, bớt mụn.
Mụn ở lông mày và vùng xung quanh là dấu hiệu cho thấy chức năng gan suy giảm. Có thể, gan của bạn đang bị quá tải do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, quá nhiều thực phẩm chiên rán, hút thuốc và uống bia rượu thường xuyên. Biện pháp khắc phục đối với loại mụn này là điều chỉnh chế độ ăn, bổ sung nhiều nước ép trái cây để cải thiện chức năng gan.
Các bác sĩ cho biết, hai bên má của bạn có mối liên kết với chức năng phổi. Những người hút thuốc lá, hoặc có vấn đề về phổi như hen suyễn, dị ứng đường hô hấp, viêm phế quản... dễ bị mụn ở má.
Mụn trên mũi liên quan đến các vấn đề tim mạch, huyết áp cao và sự căng thẳng. Mức cholesterol trong máu cao là yêu tố gây tổn hại lớn cho tim và mạch máu.
Mụn trên cằm và vùng miệng liên quan đến vấn đề nội tiết tố và đường tiêu hóa. Theo các chuyên gia, mụn xuất hiện ở vùng cằm cũng cảnh báo các vấn đề liên quan đến cơ quan sinh dục, đường tiết niệu và thận.
Bạn nến ăn nhiều trái cây tươi, rau củ và tránh các thức ăn nhiều giàu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ngọt...
Khi chức năng thận rối loạn, bạn có thể gặp hiện tượng mụn ở trong tai. Theo y học Trung Quốc, cơ thể thiếu nước là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy giảm chức năng thận và mụn mọc trong tai.