Phòng tránh đồng hồ bị nhiễm từ luôn là điều mà bất cứ vị chủ nhân nào cũng cần phải nhớ vì từ trường, kẻ thù hàng đầu của đồng hồ luôn có mặt ở bất cứ đâu trong cuộc sống, thường gặp trong các thiết bị điện từ thân thuộc như ti vi, điện thoại, loa… và từ đó khiến cho đồng hồ hoạt động lỗi thậm chí hư hỏng.
Vì sao phải phòng tránh đồng hồ bị nhiễm từ? Vì khi nhiễm từ hoặc đi vào phạm vi ảnh hưởng mạnh của từ trường, chiếc đồng hồ sẽ ngừng hoạt động, hoạt động lỗi hoặc chạy sai thời gian, điều này có thể làm hỏng hẳn đồng hồ hoặc mất nhiều chi phí sửa chữa, khử từ.
Ai dùng đồng hồ cơ nên mua la bàn truyền thống để thỉnh thoảng kiểm tra xem đồng hồ có bị nhiễm từ hay không
Bởi thế, bất cứ ai có sở hữu đồng hồ, đặc biệt là đồng hồ cơ (linh kiện máy chủ yếu bằng kim loại bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi từ trường) thì phải luôn nhớ phòng tránh đồng hồ bị nhiễm từ bằng cách không để chúng tiếp xúc hoặc đặt gần các thiết bị điện tử, nam châm.
● Phải giữ đồng hồ tránh xa nam châm, nam châm điện, hoặc các nơi có gắn nam châm trên túi hoặc hộp. Hạn chế dùng các mẹo dùng nam châm thử đồng hồ thép không gỉ thật giả. Nếu bạn vẫn muốn dùng cách này hãy chỉ dùng các mảnh nam châm nhỏ hoặc tua vít có hít.
● Vì hầu hết đồng hồ chất lượng đều có khả năng chống lại từ trường thấp hơn 60 Gauss nên hãy để đồng hồ tránh xa hoặc giữ khoảng cách 20 cm trước các thiết bị điện tử có cường độ từ trường cao hơn 60 Gauss (4800 A/m) như loa, tủ lạnh, điện thoại di động, máy quét cơ thể tại sân bay, máy biến áp, máy sấy tóc, chăn điện, máy MRI, bếp từ, máy x-quang,…
● Nếu bạn dùng đồng hồ cơ và đi máy bay, tốt nhất là nên kiểm tra xem nó có bị nhiễm từ hay không sau đi qua máy quét ở sân bay trong thời gian càng sớm càng tốt. Những người đeo đồng hồ cơ thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị, vật dụng kể trên cũng nên đi kiểm tra, khử từ mỗi năm để tránh sai số quá lớn.
Xem thêm: http://congtydulichuytin.com/2018/07/16/kham-pha-nhung-mau-dong-ho-chong-tham-tot-nhat-gioi/
Bảng thể hiện cường độ từ trường của một số vật thường gặp
● Hầu hết đồng hồ hiện đại đến từ thương hiệu uy tín đều có khả năng chống từ trường có cường độ nhỏ hơn 60 Gauss (tương đương 4800 A/m) theo chuẩn quốc tế ISO 764 (DIN 8309). Các loại đồng hồ skeleton (chạm rỗng), triển lãm máy, giả nhái, vỏ dây hợp kim rẻ tiền thì mức chịu từ trường thấp hơn, dao động trong khoảng 20-60 Gauss.
● Các nhà sản xuất đồng hồ cũng có sản phẩm chống từ trường chuyên nghiệp (tiêu biểu như IWC, Omega, Rolex, Seiko) tạo ra từ vật liệu không bị nhiễm từ hoặc trang bị lồng Faraday. Nếu bạn làm việc trong môi trường có từ trường mạnh, hãy chọn các sản phẩm đồng hồ chống từ từ 1000 Gauss trở lên.
http://cuasonha.com/2018/07/16/kham-pha-khoa-hoc-che-tac-day-da-dong-ho-chong-tham-300m/ ▬▬▬ BẤM XEM!
Rolex Milgauss và Omega Aqua Terra, hai dòng đồng hồ siêu phẩm chống từ hạng nặng
➥ Phần lớn đồng hồ pin sẽ hỏng ngay khi tiếp xúc với các nguồn từ trường cực mạnh còn từ trường trong đời thường (các thiết bị điện tử thường gặp) đều không làm hỏng đồng hồ pin, chúng chỉ khiến loại đồng hồ này tạm thời hoạt động lỗi hoặc ngừng hoạt động khi ở trong phạm vị bị ảnh hưởng, ra khỏi phạm vi này thì sẽ trở lại hoạt động bình thường.
➥ Còn đồng hồ cơ thì lại không như thế, nếu tiếp xúc với từ trường mạnh hơn 60 Gauss chúng dễ bị lỗi, kém chính xác. Tiếp xúc lâu dài từ trường hoặc tiếp xúc từ trường quá mạnh sẽ làm đồng hồ bị nhiễm từ dẫn đến đứng máy, sai số khủng khiếp. Tuy vậy, hầu hết đồng hồ cơ bị nhiễm từ đều ít hỏng nặng, có thể hoạt động lại bình thường sau khi khử từ.
➥ Đối với đồng hồ cơ, đồng hồ có vỏ bằng hợp kim, nếu bạn không biết đồng hồ đã bị nhiễm từ chưa, hãy đặt đồng hồ gần một cái la bàn truyền thống (không dùng la bàn điện tử), nếu kim la bàn chuyển động thì đồng hồ đã bị nhiễm từ. Trong trường hợp đồng hồ hít cả kim khâu, kẹp ghim… thì chứng tỏ nó đã bị nhiễm từ nặng rồi.
➥ Nếu lỡ để đồng hồ tiếp xúc với từ trường, thiết bị điện tử, hãy nhanh chóng đưa chúng ra khỏi đó. Đối với đồng hồ cơ, bạn nên để ý độ chính xác của đồng hồ (sai số bao nhiêu giây một ngày) sau này để phát hiện đồng hồ bị nhiễm từ và đem đi khử từ/sửa chữa càng sớm càng tốt.
➥ Thông thường, nếu tiếp xúc từ trường ngắn hạn (vài phút) thì sau khi ra khỏi khu vực ảnh hưởng thì sẽ hoạt động lại bình thường. Vì thế,để phòng tránh đồng hồ bị nhiễm từ thì khi phát hiện gần đồng hồ có thiết bị điện tử hay nam châm, lập tức đưa chúng ra xa nhau, nếu để dài lâu sẽ dẫn đến nhiễm từ dần, bắt buộc phải đem đi khử từ.
Bạn có thể đọc thêm: http://dawsonbailey.com/2018/07/16/day-da-dong-ho-chong-nuoc-hirsch-andy-alligator-embossed-performance/
© Copyright 2011-2013 iSoftco®, All rights reserved Văn phòng công ty: P.16/706, Tòa nhà Thành Công, 57 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội Tel: (84-4) 37 875018;(84-4) 3555 8604 | Fax: (84-4) 37 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com |