Cấu tạo bồn cầu Viglacera
Bồn cầu Viglacera là thiết bị vệ sinh ai cũng có thể dễ dàng biết được cách sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng sao cho đúng cách, vệ sinh hay bảo quản như thế nào thì ko phải ai cũng biết. Trong quá trình sử dụng bồn cầu, nhiều người chỉ biết rằng các chất thải được cuốn trôi hết khi xả nước. Tuy nhiên, nguyên lý hoạt động của thiết bị vệ sinh này thì không phải ai cũng nắm được.
Khi dùng bồn cầu hay bất cứ thiết bị vệ sinh nào, bạn cũng nên biết về cấu tạo và cách thức hoạt động của nó để biết được cách sử dụng đúng và hiệu quả. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bồn cầu Viglacera vốn không đơn giản nhưng bạn chỉ cần biết được cấu tạo và nguyên lý hoạt động cơ bản của nó là đã sử dụng bồn cầu hiệu quả hơn rất nhiều rồi.
Cấu tạo cơ bản của bồn cầu Viglacera
Cấu tạo của bồn cầu Viglacera gồm có 2 phần cơ bản giống với các loại bồn cầu khác được bán trên thị trường. Hai phần cơ bản của bồn cầu Viglacera gồm: bệ ngồi và bể chứa nước. Phần bệ ngồi có tác dụng dùng để ngồi khi đi vệ sinh và phần bể chứa nước để xả sạch bồn cầu.
Thiết kế phần ngồi trong cấu tạo của bồn cầu vệ sinh Viglacera gồm có: Đường vòng dẫn nước xung quanh đường viền bồn có tác dụng dẫn nước xuống ống phun. Ống phun sẽ làm nhiệm vụ đẩy nước qua ống quanh cong. Một lượng nước nhất định được chứa trong bể để làm nút bít khí thoát lên từ hầm cầu. Bên cạnh đó, lượng nước này cũng giúp cho bồn cầu sạch hơn khi chất thải xuống bồn cầu. Siphon sẽ có tác dụng hút và đưa nước cùng chất thải xuống hầm cầu.
Nguyên lí hoạt động của bồn cầu Viglacera
Khi giật nước, nước sẽ theo lối các lỗ nhỏ dọc theo đường vòng dẫn nước và ống phun chảy để vào bể bồn. Nước dâng lên và vượt qua khúc cong của “Con thỏ” .
Khối lượng và vận tốc nước chảy qua khúc cong sẽ tăng lên khi nước tràn vào bể bồn nhiều hơn. Do đó, không khí sẽ được tống xuống nhanh cũng như tạo ra một tấm màng nước ngăn cách bít kín ngang qua lỗ ống con thỏ. Tấm màng nước này tạo ra một vùng chân không, ngăn sự trở lại của không khí từ dưới lỗ. Từ đó, sẽ xảy ra hiện tượng siphon (hiện tượng hút nước).
Khi nước bên trong bắt đầu tăng tốc sẽ thay thế không khí và chiếm chỗ dần hết ống siphon.
Lúc mực nước trong bể bồn xuống mực thấp nhất, nó không còn bịt lỗ vào con thỏ thì không khí tràn vào. Quá trình hút nước kiểu xiphong chấm dứt.Khi ống con thỏ đầy nước, quá trình hút nước diễn ra hoàn toàn theo ống xiphong xuống hầm cầu kéo theo chất thải.
© Copyright 2011-2013 iSoftco®, All rights reserved Văn phòng công ty: P.16/706, Tòa nhà Thành Công, 57 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội Tel: (84-4) 37 875018;(84-4) 3555 8604 | Fax: (84-4) 37 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com |