Tiếp tục câu chuyện về 46 nhà phát minh và bậc thầy đồng hồ vĩ đại nhất mọi thời đại phần 1, chúng ta đến với phần 2, thời đại của những nhà phát minh và bậc thầy đồng hồ sống vang danh vào thế kỷ 18, khi mà mà ngành công nghiệp đồng hồ riêng biệt đã hình thành và phát triển vững mạnh.
Nếu như trong 46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất Mọi Thời Đại (Phần 1) là các nhà phát minh và bậc thầy đồng hồ của thế kỷ 16 trở về cổ đại thì bài viết hôm nay Hải Triều sẽ giới thiệu cho bạn những tên tuổi nổi tiếng & vĩ đại nhất thế 17 và đầu thế kỷ 18.
http://thietkenoithatiq.com/2018/10/29/khai-niem-co-ban-ve-2-loai-dong-ho-automatic-va-quartz/
CÁC NHÀ PHÁT MINH VÀ BẬC THẦY ĐỒNG HỒ CỦA THẾ KỶ 17 – ĐẦU THẾ KỶ 18
Thế Kỷ 17 và Đầu Thế Kỷ 18 là giai đoạn của những phát minh và cải tiến và là khoảng thời gian các nhà phát minh, bậc thầy đồng hồ không đã thành công đưa ngành công nghiệp đồng hồ thoát khỏi cái bóng của các môn khoa học tự nhiên, đề ra những chuẩn mực dần đi đến đích để tạo ra những cỗ máy hoàn hảo như ngày nay.
Daniel Jeanrichard là một thợ đồng hồ Thụy Sĩ, ông là người tiên phong và sáng lập của ngành công nghiệp đồng hồ ở bang Neuchâtel nằm trên dãy núi Jura, đặc biệt tại thành phố Le Locle. Neuchâtel và thành phố của nó Le Locle đều được xem là cái nôi của ngành đồng hồ Thụy Sĩ đến tận bây giờ.
Các thương hiệu nổi tiếng có trụ sở, cơ sở sản xuất tại Le Locle đó là Zodiac, Tissot, Ulysse Nardin, Zenith. Để tưởng nhớ đến công lao của bậc thầy đồng hồ-người cha vĩ đại này, thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ sang trọng Jeanrichard đã ra đời vào gần cuối thế kỷ 20.
Georges Graham là nhà chế tạo công cụ đo thời gian người Anh, Uỷ viên của Hội Hoàng gia. Ông là người phát minh ra hồi với bánh xe gai có móc, hồi với bánh xe gai được neo giữ.
Cả hai đều mang đến độ chính xác hơn nữa cho đồng hồ thời bấy giờ và trở thành chuẩn mực đến hiện tại. Năm 1715, ông cũng phát minh ra một con lắc bù nhiệt nhưng dường như không bao giờ đã sử dụng.
Henry Sully là nhà chế tạo công cụ đo thời gian người Anh đã sống nhiều năm ở Pháp. Đến năm 1718, ông đã thành lập một nhà máy đồng hồ ở xứ Versailles. Henry Sully cũng xây dựng một thiết bị đo thời gian chính xác cao khi đi biển xác định kinh độ.
= = = = = = = = = = = = = = = =
John Harrison là một thợ mộc, bậc thầy đồng hồ chính xác người Anh, ông đã phát minh ra thiết bị đo thời gian chính xác cao khi đi biển (đồng hồ hàng hải), hồi châu chấu, con lắc bù nhiệt giúp giải quyết vấn đề thay đổi nhiệt độ ảnh hưởng đến độ chính xác của đồng hồ.
Trong lĩnh vực đồng hồ hàng hải, bằng những thiết bị đo thời gian chính xác cao khi đi biển của mình John Harrison đã được trao giải thưởng của Nghị viện Anh về giải pháp thỏa đáng cho “vấn đề của kinh độ” khi mà các thiết bị đo thời gian thông thường không xác định được kinh độ trên biển.
Ảnh minh họa hồi châu chấu do John Harrison phát minh
Daniel Bernoulli là nhà triết học, nhà toán học, vật lý học và bác sĩ người Thụy Sĩ-Hà Lan. Năm 1747, ông được trao giải thưởng của Académie des Sciences cho một bài luận về cách tốt nhất để xác định kinh độ trên biển. Ông đã xuất bản nhiều chuyên khảo về trung tâm của các dao động làm nền tảng cho việc nâng cao độ chính xác trên đồng hồ.
Anders Celsius là nhà khoa học Thụy Điển đã sáng tạo và đề nghị dùng đơn vị độ C (C) để đo nhiệt độ. Vì nhiệt độ ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến khả năng hoạt động của chiếc đồng hồ nên Anders Celsius đã góp công to lớn vào việc thống nhất những chuẩn mực để chiếc đồng hồ có môi trường hoạt động tốt và làm từ những chất liệu phù hợp.
http://tongkhochandem.com/2018/10/29/sanh-dong-ho-automatic-va-dong-ho-quartz/
John Ellicott là một trong những nhà chế tạo công cụ đo thời gian người Anh nổi tiếng nhất. Ông là Uỷ viên của Hội Hoàng gia, là người phát minh ra con lắc bù trừ. Ông xây dựng các loại đồng hồ phương trình và đồng hồ và giúp phổ biến cơ cấu kiểm soát kiểm soát dao động và năng lượng tiêu hao do ma sát bằng bánh xe gai có móc.
Thomas Mudge là một bậc thầy đồng hồ chính xác người Anh nổi tiếng và vô cùng quan trọng cho thế giới đồng hồ cơ hiện đại với phát minh năm 1757 là một loại hồi (escapement lever), loại hồi này có bánh xe gai và ngựa được dùng phổ biến nhất hiện nay.
Ông cũng là người dùng các viên đá có chất liệu như chân kính để gắn vào đầu ngựa và hai chân ngựa nhằm giảm tối thiểu sự ma sát làm ảnh hưởng đến độ chính xác, độ bền của các mặt tiếp xúc khi ngựa gõ để đẩy bánh lắc và đẩy bánh xe gai.
Pierre Le Roy là bậc thầy đồng hồ người Pháp với sản phẩm là những chiếc đồng hồ có độ chính xác cao, ông nổi tiếng vì là người có những công trình nền tảng cho độ chính xác của đồng hồ hiện đại trong đó có đồng hồ Chronometer.
Pierre Le Roy cũng là người phát minh ra cơ cấu bù trừ những cân bằng sai lệch dựa vào việc bổ sung gai cho bánh lắc. Ông phát hiện ra “quy tắc của Pierre Le Roy”, đây là một quy tắc dây tóc đẳng thời, theo quy tắc này thì bất kỳ dây tóc nào cũng chỉ có một độ dài nhất định để mang đến độ chính xác cao nhất.
Từ quy tắc này, có thể xác định được nếu một chiếc đồng hồ có tần số dao động như nhau thì dây tóc là bộ phận chủ yếu quyết định độ chính xác của chúng chứ không phải là con lắc hay bánh lắc và các bộ phận khác.
Jean-Antoine Lépine là một nhà chế tạo công cụ đo thời gian bậc thầy của Pháp và cũng là người phát minh ra bộ máy đồng hồ vô cùng nổi tiếng mang tên ông. Bộ máy này sử dụng cơ chế truyền động dây xích và dùng các cầu nối thay cho các tấm và cột cho phép đặt bộ phận hồi và Bánh Lắc-Lò Xo lệch sang một bên thay vì đặt ở trên đầu.
Có thể nói, bộ máy Lépine đã khiến cho chiếc đồng hồ hình hộp cồng kềnh trở nên gọn gàng hơn và có hình dáng hộp phẳng mỏng như ngày nay. Lépine cũng tuyên bố đã phát minh ra Virgule escapement – một loại hồi với bánh xe gai có chốt chặn trên các gai.
Pierre Jaquet-Droz là một kỹ sư, bậc thầy đồng hồ Thụy Sĩ. Với con trai của mình Henri-Louis, Pierre Jaquet-Droz đã tạo ra những thiết bị tự động chuyển động một cách kỳ diệu, những chiếc đồng hồ có chuyển động phức tạp, búp bê tự cử động, hộp nhạc, … tất cả đều đạt đến đỉnh cao của cơ học cho đến hiện tại.
Ferdinand Berthoud là một bậc thầy đồng hồ Thụy Sĩ định cư ở Paris. Ông đã phát minh ra đồng hồ phương trình và thiết bị đo thời gian khi đi biển cùng nhiều người khác, ông cũng phát minh ra một loại hồi gọi là hồi chặn.
Ferdinand Berthoud là thợ đồng hồ cho các vị vua và cho Hải quân. Ông cũng là thành viên của Institut de France và là Uỷ viên của Hội Hoàng gia London. Ông đã làm ra rất nhiều nghiên cứu thử nghiệm ở về nghề làm đồng hồ và xuất bản nhiều tác phẩm.
Một chiếc đồng hồ hàng hải là thiết bị có khả năng đo thời gian chính xác khi thiết bị đo được di chuyển liên tục và có thể sử dụng để xác định vị trí của con tàu (vĩ độ và kinh độ).
Đồng hồ hàng hải đã là một thành tựu kỹ thuật lớn, mang đến sự chính xác về thời gian trên một chuyến đi biển dài và cần thiết cho việc chuyển hướng, thiếu hỗ trợ điện tử hoặc truyền thông.
http://kientruc3d.net/2018/10/29/lich-su-dong-ho-rolex-submariner-mot-huyen-thoai-lan-sang-trong-moi-thoi-dai/
© Copyright 2011-2013 iSoftco®, All rights reserved Văn phòng công ty: P.16/706, Tòa nhà Thành Công, 57 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội Tel: (84-4) 37 875018;(84-4) 3555 8604 | Fax: (84-4) 37 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com |