Tiêu đề: Dở khóc dở cười với những sai lầm nguy hại của nhiều ông bố, bà mẹ [In trang] Thành viên: vykhanh123 Thời gian: 30/12/2018 14:39:25 Tiêu đề: Dở khóc dở cười với những sai lầm nguy hại của nhiều ông bố, bà mẹ
Dở khóc dở cười với những sai lầm nguy hại của nhiều ông bố, bà mẹ
Trường hợp bé gái hơn 1 tháng tuổi ngộ độc do mẹ bôi thuốc giá cân sàn điện tử nổ lên vết loét dưới cổ vừa qua là một điển hình. Thực tế ở khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM cho thấy, những ngớ ngẩn của nhiều ông bố, bà mẹ khiến tình trạng trẻ không khỏe hơn mà thậm chí còn nguy hiểm tính mạng.
Hằng năm, ở khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận cân sàn điện tử 2 tấn hàng trăm ca ngộ độc, ngạt nước, sốt giật, tiêu chảy.. các loại. Ngoài nguyên nhân bất khả kháng do tai nạn, nhiều trường hợp dở khóc dở cười do phụ huynh thiếu hiểu biết, làm cho con mình từ khỏe thành ốm, hoặc đang bệnh thành nguy kịch hơn.
"Tôi đã từng tiếp nhận một bé sơ sinh bị áp-xe cả mảng sau lưng, vô bệnh viện sốt cao, vàng da. Phần lưng của bé chỉ bằng 2 bàn tay người lớn mà nổi mụn rộp đỏ lựng, nặn ra cả chén mủ", bác sĩ Mai Đào Ái Như vẫn còn kinh hoàng khi thuật lại câu chuyện. Chị Như cho biết, ở nông thôn vẫn còn tập quán đốt bếp than phía dưới giường để sưởi ấm cho bà đẻ và trẻ mới sinh. Thế là hai mẹ con "nằm than" trong phòng tối, kín gió, nóng ngột ngạt, bé thì không được tắm rửa vì phải kiêng nước. Đến khi thằng nhỏ nhiều mồ hôi quá, đem lau mới phát hiện.
Nhiều phụ huynh còn nghe theo lời truyền miệng, dân gian, thày lang, thậm chí... hàng xóm để áp dụng cho con mình. "Thấy con sốt thì nghĩ bị ma làm, không đem trẻ đến cơ sở y tế mà đi xin quẻ, lấy lọ nghẹ (nhọ nồi) hoặc nghệ bôi lên trán để... trừ tà. Khi không khỏi mới đến bệnh viện", bác sĩ Như nói thêm.
Còn theo Trưởng khối Hồi sức cấp cứu bệnh viện, bác sĩ Bạch Văn Cam, ông đã từng gặp một ca ngạt nước ở nông thôn Long An, đứa trẻ suýt chết đuối do sơ cứu trễ. Một phần cũng do mấy vị hàng xóm nhiệt tình chỉ cho cách chữa có một không hai như sau: vật cái lu đựng nước nằm nghiêng, vắt đứa trẻ nằm lên đó, lắc qua lắc lại để nước từ miệng chảy ra. Chưa hết, họ còn đốt rơm, rạ phía trong cái lu, lửa cháy bùng bùng, khói mù mịt. Không thể kiểm soát nổi nhiệt độ. Đứa trẻ không được "sưởi ấm" mà còn bị phỏng hết mảng da bụng.
"Thay vì lúc đó phải thổi ngạt đứa bé, thì việc sơ cứu kiểu này làm chậm thời gian cấp cứu. Chỉ cần 4 phút sau khi ngưng thở, tế bào não đã bị tổn thương, và 10 phút sau là chết não. Nếu cứu được cũng để lại di chứng, sống thực vật", ông Cam phiền muộn.
Đáng chú ý là hiện có khá nhiều bà mẹ hiện nay cho trẻ nhỏ uống nước củ dền để... bổ máu. Báo đài, các phương tiện truyền thông nhiều lần đưa tin các ca ngộ độc nước củ dền, song trong năm 2004, tại đây vẫn tiếp nhận 3 ca tương tự, điều ngạc nhiên là các ca này đều ở thành phố.
Củ dền nấu ra có màu đỏ, mà dân ta nghĩ đỏ là bổ máu, nên nhiều người dùng nước này pha sữa cho con uống. Ai dè, trong củ dền, hàm lượng nitrit cao, đứng đầu trong các loại rau cải. Khi vào máu, sẽ biến Fe2+ thành Fe3+, làm cho methemoglobine máu tăng đột biến, cản trở quá trình chuyên trở oxi đi nuôi cơ thể. Một tuần sau, thấy bé tím tái môi, đầu chi, suy hô hấp, phải đưa đi cấp cứu. Nếu nồng độ nitrit trong máu lên đến 50% thì không thể cứu chữa.
Bác sĩ Bạch Văn Cam cảnh báo: 80-90% bố, mẹ xử trí sai lầm khi con mắc các bệnh thông thường như tiêu chảy, co giật do sốt. Đối với trẻ tiêu chảy, nhiều vị cho con uống nước bù dịch oresol, nhưng pha không đúng cách: 1 gói chỉ pha 1/2 lít nước, thay vì 1 lít. Nồng độ Natri quá cao khiến trẻ 1-2 tuổi co giật, động kinh. Hoặc có vị cho con uống thuốc cầm, ngưng đối với bé tiêu chảy do nhiễm khuẩn thức ăn, làm ức chế sự co bóp nhu động ruột, liệt ruột. Phân bị ứ đọng, vi khuẩn có điều kiện sinh sản trong đó, rất dễ ngấm qua thành ruột làm nhiễm trùng máu.
Trẻ sốt, co giật, có phụ huynh nghĩ là trúng gió, vắt chanh vào miệng bé, chưa kể "quýnh" quá, làm rơi cả hạt chanh to tướng vào họng, làm cho đường thở vốn đã tắc nay tắc nghẹt. Về sau, khi được can thiệp đúng cách, đứa nhỏ giá cân sàn điện tử 2 tấn khoẻ lại cũng bị lở miệng, niêm mạc phồng rộp, không ăn được. "Còn chuyện cạo gió cho đứa bé mới vài tháng tuổi, đổ nước sả vào miệng, bắt uống thuốc nam... cũng không phải hiếm", ông Cam nói.