Tiêu đề: Trào ngược dạ dày gây ho khó chịu [In trang] Thành viên: datttran Thời gian: 9/1/2019 15:53:20 Tiêu đề: Trào ngược dạ dày gây ho khó chịu
Ho mạn tính thường được định nghĩa là ho kéo dài vài tuần hoặc lâu hơn. Dù ho mạn tính không phải là triệu chứng điển hình của chứng trào ngược axít nhưng GERD có liên quan với ít nhất 25% trường hợp ho mạn tính. Một nghiên cứu khác cho thấy GERD là một yếu tố góp phần trong tổng số khoảng 40% bệnh nhân ho mạn tính. Dù có mối liên quan giữa chứng ho và GERD nhưng không hẳn GERD luôn gây ho. Ho mạn tính là bệnh thường gặp và một bệnh nhân có thể chỉ đơn giản mắc cả 2 chứng bệnh cùng lúc. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp trào ngược axít có thể gây ho hoặc khiến chứng ho tồi tệ hơn. Có 2 cơ chế giải thích hiện tượng này: Thứ nhất, cơn ho xuất hiện khi động tác trào ngược nổi lên do axít từ dạ dày dâng lên thực quản. Thứ nhì, trào ngược dâng lên thực quản khiến những giọt nhỏ axít đọng vào thanh quản hoặc cổ họng và dạng trào ngược này được gọi là trào ngược hầu - thanh quản (LPR) - vốn dẫn tới ho như là cơ chế chống lại trào ngược.
LPR còn được gọi là trào ngược thầm lặng hoặc trào ngược không điển hình, giống như GERD nhưng thường có triệu chứng khác. Khi axít từ dạ dày ngược lên tiếp xúc với dây thanh và cổ họng, có thể xảy ra viêm và dẫn tới những triệu chứng ho, khan tiếng hoặc có cảm giác như có gì bị vướng trong cổ họng. Chỉ có 50% số người bị LPR có triệu chứng ợ nóng và thường khó chẩn đoán ho mạn tính liên quan với trào ngược khi bệnh nhân LPR không có triệu chứng ợ nóng.
Một số trường hợp bệnh nhân có thể bị ho do axít từ dạ dày trào lên thực quản Ảnh: MEDICAL NEWS TODAY
Một số trường hợp bệnh nhân có thể bị ho do axít từ dạ dày trào lên thực quản Ảnh: MEDICAL NEWS TODAY
Cũng cần lưu ý rằng có tới 75% bệnh nhân liên quan với GERD mà không thấy triệu chứng ở đường tiêu hóa. Cách tốt nhất để chẩn đoán có phải bệnh nhân bị GERD hay không là kiểm tra pH dù cách này ít được thực hiện so với chẩn đoán căn cứ trên triệu chứng và tiền sử bệnh. Xét nghiệm pH bằng cách đặt ống dò qua mũi vào thực quản để đo độ pH thực quản trong 24 giờ. Hiện cũng có phương pháp đặt viên nhộng nhỏ vào thực quản thông qua nội soi. Mặt khác, khi thầy thuốc thử điều trị bệnh nhân GERD bằng thuốc ức chế bơm proton (PPI), nếu triệu chứng ho của bệnh nhân được cải thiện thì có thể kết luận bệnh nhân ho do trào ngược axít.
Chữa trị và phòng ngừa
Mục tiêu chữa trị ho mạn tính có nguyên nhân từ trào ngược axít là hạn chế trào ngược gây ho hoặc khiến triệu chứng ho tồi tệ hơn và thông thường, bệnh nhân phải dùng thuốc. Biện pháp thay đổi lối sống và chế độ ăn cũng có hiệu quả - đặc biệt là ở bệnh nhân có triệu chứng từ nhẹ đến trung bình. Trong trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật có thể được xem xét. Một số biện pháp có thể giúp cải thiện triệu chứng:
- Duy trì chỉ só thể hình (BMI) lành mạnh có thể kéo giảm áp lực lên dạ dày và giảm lượng axít có khuynh hướng trào ngược.
- Mặc quần áo rộng cũng giúp giảm áp lực lên dạ dày.
- Bỏ thuốc lá. Hút thuốc lá có nguy cơ cao dẫn đến GERD.
- Ăn chậm và tránh ăn quá nhiều. Bữa ăn quá no ngăn cơ thắt thực quản dưới (LES) đóng lại khiến axít từ dạ dày dể dâng lên thực quản.
- Không nên nằm liền ngay sau khi ăn hoặc nằm trong khi ăn.