Những chiếc bóng đèn tiết kiệm điện luôn rất phổbiến đối với nhiều gia đình. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, chiếc bóngđèn đó có dấu hiệu hư hỏng thì bạn cũng đừng vội vứt chúng đi nhé. Biết đâu quabài viết này bạn lại có thế tự mình sửabóng đèn được đấy.
Các thành phần trong bóng đèn tiết kiệm điện
1. Hơi thủy ngân, khi bị kích thíchsẽ phát ra tia tử ngoại.
2. Hai sợi tim đèn ở 2 đầu chân bóng đèn, dùng nung nóng khí thủy ngântrong ống. Tim đèn được cấu tạo bằng vonfram là một kim loại có điện trở rất nhỏkhi ở nhiệt độ ngoài trời hay trong phòng và điện trở tăng khi nhiệt độ tăng.Khi đèn sáng nội trở của bóng đèn sẽ bằng 0 ohm hoặc lớn hơn một chút.
3. Lớp bột phốt pho mỏng phủ ở mặt trong của bóng, dùng để chuyển đổi bướcsóng của tia tử ngoại ra dạng ánh sáng trắng (nên còn gọi là đèn ống nhậtquang).
Cáchthức hoạt động của bóng đèn tiết kiệm điện
4. diode nắn dòng xoay chiều ra dạng dòng xung một chiều vàcho nạp vào tụ 10uF.
Dùng 2 transistor với biến áp xuyến tạo tác dụng hồi tiếp daođộng. Mạch sẽ tạo ra dòng xung ở mức áp cao để cấp cho đèn huỳnh quang. Để mạchdao động dễ chạy, người ta mạch bằng DIAC (loại 32V).
Dòng điện chảy qua đèn sẽ được ổn dòng với cuộn self L2 vàcòn cấp dòng cho sợi tim qua tụ chịu volt cao (1.2KV).
Chứcnăng của các cuộn dây trong bóng:
· Biến áp xuyến trên đó quấn 3 cuộn dây (3 vòng, 3 vòng, 3vòng) để tạo tín hiệu hồi tiếp, kích chạy tầng dao động kéo đẩy.
· Cuộn ổn dòng L2, cuộn này thường quấn nhiều vòng (150 vòng)trên một nòng từ hở thường là EE12.
· Cuộn dây L1 đặt trên đường nguồn AC, kết hợp với tụ 0.1uFdùng để lọc nhiễu, tránh nhiễu nhiễm vào đường nguồn AC. F1 là cầu chì hoặc ngườita cũng thường dùng trở 10 Ohm để hạn dòng lúc mới cắm điện, nó cũng là điện trởcầu chì, dùng để cắt dòng khi trong mạch có linh kiện bị chạm.
Mạchtạo áp cao để khởi động bóng đèn:
· Điện áp AC 220V được cho nắn dòng, tạo ra dạng dòng xung mộtchiều, cho nạp vào 2 tụ hóa 10uF 400V tạo ra mức volt B+ cao, công dụng của tụ220 nF dùng để lọc nhiễu tấn số cao. Các diode D1, D2, D7 dùng chống dòng điệnngược. Mạch dao động dạng kéo đẩy chạy với 2 transistor Q1, Q2 (Thường là 13007,13003...).
· Đường hồi tiếp lấy trên biến áp xuyến T1 (Trên đó có 1 cuộnsơ cấp và 2 cuộn thứ cấp giống nhau).
· Các điện trở R2, R5 (22 ohm x 2) có tác dụng hạn dòng. DiacDA (30V) có vùng điện trở âm nên được dùng làm linh kiện mồi, kích chạy mạch daođộng. Các điện trở R3, R4 và Rd, tụ Cd lấy áp mồi, kích chạy mạch dao động. Cácđiện trở R1, R2, và D8 dùng cân bằng mạch kéo đẩy.
· Điện áp ngả ra (điểm OUT) cấp dòng, dòng điện chảy qua cuộnsơ của biến áp T1 để tạo tác dụng hồi tiếp , dòng điện qua cuộn hạn dòng (biếnáp T2, hay cuộn self), qua 2 tim đèn và tụ C3 và qua tụ C6 để làm sáng đèn ở mứcáp đủ thấp nhầm tránh làm đen đầu các ống đèn huỳnh quang.
Cáchư hỏng thường gặp
· Nổ các tụ lọc hóa học sau cầu diode (Bạn phải thay bằng loạitụ chịu được volt cao). Đèn thường nháy mạnh và đôi lúc không khởi động được
· Đứt cầu chì do chạm các transistor.
· Chạm cuộn dây hạn dòng, nóng lõi làm biến dạng.
· Hở chân các transistor hay cháy bo mạch in do quá nóng.
Xem thêm: Các mẹo sửa bóng đèn đơn giản tại đây: http://raovatdidong.vn/mua-ban/368469/meo-sua-bong-den-don-gian.html
© Copyright 2011-2013 iSoftco®, All rights reserved Văn phòng công ty: P.16/706, Tòa nhà Thành Công, 57 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội Tel: (84-4) 37 875018;(84-4) 3555 8604 | Fax: (84-4) 37 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com |