Tiêu đề: Vai trò của Luật sư trong giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc [In trang] Thành viên: bullun Thời gian: 15/5/2019 10:13:24 Tiêu đề: Vai trò của Luật sư trong giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc
Vai trò của Luật sư trong giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc
Công ty Luật Apolo thường xuyên nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến việc khi hai bên ký kết hợp đồng đặt cọc nhưng không thỏa thuận mức phạt cọc cụ thể. Khi xảy ra Tranh chấp hợp đồng đặt cọc, thì có được quyền phạt cọc không? Mức phạt cọc (nếu có) sẽ được xác định như thế nào? 1. Khái niệm đặt cọc
Đặt cọc là một trong những biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định tại Bộ luật Dân sự. Theo đó, đặt cọc là việc một bên (bên đặt cọc) giao cho bên kia (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
2. Mức phạt cọc khi các bên không có thỏa thuận
Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp có Tranh chấp về đặt cọc mà các bên không có thoả thuận khác về việc xử lý đặt cọc, thì việc xử lý được thực hiện như sau:
(a) Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng hoặc chỉ để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng hoặc vừa để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng vừa để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì phải chịu phạt cọc là một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.
(b) Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mới có sự vi phạm làm cho hợp đồng không được thực hiện hoặc mới phát hiện hợp đồng bị vô hiệu thì không phạt cọc. Việc giải quyết tranh chấp về vi phạm hợp đồng hoặc xử lý hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo thủ tục chung.
(c) Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định điều kiện nếu đặt cọc bị vô hiệu là hợp đồng cũng bị vô hiệu, thì hợp đồng đương nhiên bị vô hiệu khi đặt cọc đó bị vô hiệu. Việc xử lý đặt cọc bị vô hiệu và hợp đồng bị vô hiệu được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu.
Ví dụ: A và B giao kết hợp đồng mua bán nhà. Khi giao kết hai bên thoả thuận B (bên mua) phải giao cho A (bên bán) một chiếc xe ô tô thể thao để đặt cọc bảo đảm cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán nhà ở với điều kiện khi hợp đồng mua bán nhà ở được giao kết và thực hiện thì chiếc xe ô tô thể thao đó phải được trừ vào tiền mua bán nhà và nếu A không nhận được chiếc xe ô tô đó do việc đặt cọc bị vô hiệu thì hợp đồng cũng bị vô hiệu.
Khi bắt đầu thực hiện hợp đồng thì phát hiện chiếc xe ô tô đó là của ông C (bố B) và ông C không đồng ý cho B lấy chiếc xe ô tô đó trừ vào tiền mua nhà, có nghĩa là việc đặt cọc bị vô hiệu và do đó trong trường hợp này hợp đồng mua bán nhà cũng bị vô hiệu.
Lưu ý: Trong các trường hợp tại mục (a) và (c) nêu trên, nếu cả hai bên cùng có lỗi hoặc trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì không phạt cọc.
Trên đây là những nội dung cần thiết mà Apolo Lawyers cho rằng Quý độc giả cần nắm vững để bảo vệ tốt nhất quyền, và lợi ích hợp pháp của mình khi có Tranh chấp về hợp đồng đặt cọc. Trường hợp Quý độc giả cần sự hỗ trợ của Luật sư từ Apolo Lawyers, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây: