Theo y học cổ truyền, muốn đảm bảo hàm lượng dưỡng chất cũng như tăng hiệu quả của vị thuốc và giảm bớt độc tính cùng những chất không cần thiết thì cần phải tiến hành bào chế các thảo dược thiên nhiên. Đối với thảo mộc đinh lăng cũng vậy, hoạt động bào chế dược liệu cũng vô cùng quan trọng. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn hiểu rõ hơn về hoạt động bào chế cao khô dược liệu từ thảo dược đinh lăng.
Vai trò của hoạt độngbào chế dược liệu
Từ ngàn đời nay ông cha ta đã biết dùng những thảo dược thiên nhiên để làm thuốcchữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên thì để sử dụng các dược liệu này mộtcách lâu dài và tăng hiệu quả hơn khi sử dụng các thảo dược tươi, trực tiếp thì họ đã bào chế chúng thành dược liệu thô.
Vai trò của việc bào chế thảo dược tươi thành các dạng dược liệu là:
- Giúp loại bỏ toàn bộ các tạp chất và các chất độc tính của thảo dược. Nếu sử dụng tươi, dùng trực tiếp sẽ có thể gây ra các tác dụng phụ cho cơ thể người bệnh.
- Giúp bảo quản dễ dàng hơn. Phương pháp bào chế dược liệu từ thảo dược thô sẽ giúp đảm bảo được hàm lượng các dưỡng chất có trong nó. Đồng thời khi để dùng trong thời gian dài các dưỡng chất này cũng không bị biến đổi.
Các phương pháp nấucao đinh lăng thường gặp
- Cao lỏng: là dạng chất lỏng, hơi sánh, có mùi dược liệu đậm đặc. Người ta thường bào chế cao lỏng theo tỷ lệ 1:1 tức là 1g rễ hoặc củ đinh lăng sẽ thu được 1ml cao lỏng. Cao lỏng đinh lăng thường được dùng trực tiếp để hỗ trợ và điều trị các bệnh về suy giảm trí nhớ, tăng tuần hoàn máu não, chữa xương khớp, viêm khớp.Tùy vào nguồn nguyên liệu có hàm lượng dưỡng chất nhiều hay ít mà người ta sẽ điều chỉnh tỷ lệ nấu cao cho phù hợp, tỷ lệ cao lỏng đinh lăng có thể dao động trong khoảng từ 1:3 – 1:5.
- Cao mềm và đặc: Sau khi bào chế dược liệu thô thành dạng cao lỏng thì người ta sẽtiến hành cô lại để làm cao mềm và cao đặc. Tùy vào yêu cầu và mục đích sử dụng mà bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ nước và phụ liệu cho phù hợp. Với thể cao mềm thì có thể điều chỉnh lượng nước thêm vào so với thể tích cao là 20% - 25%, còn với thể cao đặc thì lượng nước ít hơn để cao có thể cô đặc lại là từ 10% - 15%so với thể tích cao. Loại cao mềm và đặc thường được dùng để làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất dược liệu và thực phẩm chức năng.
- Cao khô đinh lăng: là phương pháp bào chế từ dược liệu thô đã qua sơ chế sấy khô vàng hiền nát thành dạng bột khô hoặc bột xốp. Cao khô đinh lăng cũng thường được dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng.
© Copyright 2011-2013 iSoftco®, All rights reserved Văn phòng công ty: P.16/706, Tòa nhà Thành Công, 57 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội Tel: (84-4) 37 875018;(84-4) 3555 8604 | Fax: (84-4) 37 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com |