Tiêu đề: Tế bào gốc toàn năng rất ít, chỉ có 2 đến 4 tế bào [In trang] Thành viên: tieukieu Thời gian: 26/8/2019 09:38:34 Tiêu đề: Tế bào gốc toàn năng rất ít, chỉ có 2 đến 4 tế bào
Tế bào gốc 2019 là tế bào còn non trẻ, có khả năng tự thay mới mình và biệt hóa thành các tế bào chuyên biệt khác để tạo nên các mô, cơ quan khác nhau của cơ thể. Phân loại theo nguồn gốc, có 2 loại là: tế bào gốc phôi, có tính chất “toàn năng” hoặc “vạn năng” có khả năng phát triển thành tất cả các loại tế bào của cơ thể - tế bào gốc trưởng thành, có tính chất “đa năng” hoặc “đơn năng” ít linh hoạt hơn và khó để nhận diện, phân lập và tinh luyện.
Tế bào gốc toàn năng rất ít, chỉ có 2 đến 4 tế bào. Tế bào gốc vạn năng nhiều hơn nhưng cũng chỉ có vài chục tế bào trong cơ thể người. Tế bào gốc trưởng thành, bao gồm tế bào gốc tạo máu, tế bào gốc nhu mô, tế bào gốc thần kinh, tế bào gốc biểu mô ống tiêu hóa, tế bào gốc da.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số nguồn để phân lập được tế bào gốc:
- Tế bào gốc phôi thai. Những tế bào gốc này có nguồn gốc từ phôi thai ba đến năm ngày tuổi. Ở giai đoạn này, phôi được gọi là phôi nang hoặc phôi túi (blastocyst) và có khoảng 150 tế bào. Blastocyst có cấu trúc gồm 3 thành phần: Một lớp tế bào bên ngoài (trophoblast), một khoang chứa đầy dịch và một nhóm có khoảng 30 tế bào vạn năng nằm lệch về một cực gọi là khối tế bào bên trong (inner cell mass). Dùng một loại enzyme đặc biệt để phân tách các tế bào của khối này sẽ thu được các tế bào gốc phôi.
Đây còn được gọi là những tế bào gốc đa năng (ploo-RIP-uh-tunt), có nghĩa là chúng có thể phân chia thành nhiều tế bào gốc hơn hoặc có thể trở thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể. Tính linh hoạt này cho phép tế bào gốc phôi được sử dụng để tái tạo hoặc sửa chữa các mô và cơ quan bị bệnh mặc dù việc sử dụng chúng ở người ngày nay chỉ giới hạn trong các chứng rối loạn về mắt như thoái hóa điểm vàng.
- Tế bào gốc trưởng thành. Những tế bào gốc này được tìm thấy với số lượng nhỏ ở hầu hết các mô của người trưởng thành, chẳng hạn như tủy xương hoặc mỡ. So với tế bào gốc phôi thai, tế bào gốc trưởng thành có khả năng hạn chế hơn trong việc tạo ra các tế bào khác nhau của cơ thể. Tế bào gốc trưởng thành cũng có thể tìm thấy ở trẻ em, thai nhi và có thể tách chiết từ máu cuống rốn. Trong cơ thể, vai trò chủ yếu của các tế bào gốc trưởng thành là duy trì và sửa chữa bộ phận cơ thể mà ở đó chúng được tìm ra.