Tiêu đề: Trồng răng hàm bị sâu bằng cách nào? [In trang] Thành viên: ngockhuyen2223 Thời gian: 29/8/2019 15:50:57 Tiêu đề: Trồng răng hàm bị sâu bằng cách nào?
Trồng răng hàm bị sâu bằng cách nào?
Răng hàm là những chiếc răng đóng vai trò quan trọng nhất trong việc ăn nhai. Nhưng đồng thời, đây cũng là những chiếc răng có nguy cơ bị sâu nhiều nhất. Nếu răng hàm bị sâu, bạn có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng mất răng nếu như không chữa trị kịp thời. Khi đó, khả năng cao bạn sẽ phải sử dụng đến những phương pháp trồng răng hàm bị sâu, để việc ăn uống của mình không bị ảnh hưởng.
Tình trạng sâu răng hàm thường do vi khuẩn gây nên. Khi những mảng bám của thức ăn trên răng hàm không được làm sạch, vi khuẩn sẽ dần dần tích tụ, phá hủy lớp men răng bên trong và gây đau đớn.
Khi răng hàm bị sâu, bạn sẽ thấy có vết đen bám trên rãnh nhai của răng. Nếu răng sâu càng nặng, những mảng đen này sẽ càng lớn. Ngoài ra, bạn còn cảm thấy đau, nhức, ê buốt khi chải răng, khi ăn các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Mặt khác, những cơn đau khó chịu ở răng lúc này cũng thường xuyên xuất hiện.
Trồng răng hàm bị sâu thường chỉ được áp dụng khi răng đã bị sâu quá nặng, không thể bảo tồn hay khôi phục chức năng bằng những phương pháp khác. Trong giai đoạn đầu, khi răng chưa bị bào mòn quá nhiều, bạn có thể áp dụng cách hàn (trám) răng sâu. Với phương pháp này, chiếc răng của bạn không cần phải nhổ bỏ và trồng mới. Thay vào đó, bạn chỉ cần bồi đắp răng sâu bằng các chất liệu nhân tạo để chức năng tự nhiên vốn có được khôi phục.
Ngược lại, khi răng bị sâu nặng đến mức mất hẳn thân răng và chỉ còn lại chân răng, bạn có thể sẽ phải nhổ bỏ chiếc răng này. Sau đó, bạn cần trồng lại răng hàm bị sâu bằng một phương pháp thích hợp .
Đối với trường hợp trồng răng hàm bị sâu, bạn có thể áp dụng hình thức cầu răng sứ hoặc cấy ghép Implant. Đây cũng là 2 phương pháp phục hình quen thuộc trong nha khoa mà nhiều người đã tin tưởng lựa chọn.
Đối với cầu răng sứ, bạn phải mài nhỏ 2 chiếc răng kế cận chiếc răng bị sâu đã được nhổ đi của mình. Sau đó, một cầu răng bao gồm 2 mão răng làm trụ và một hoặc một vài mão răng chuyển tiếp sẽ được gắn lên trên. Ưu điểm của phương pháp này là nhanh chóng, chi phí phải chăng, có thể đảm bảo cả chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Tuy nhiên, cầu răng sứ không thể tồn tại vĩnh viễn và sau một thời gian áp dụng, tình trạng tiêu hõm xương hàm vẫn có thể xảy ra.
Đối với cấy ghép Implant, chiếc răng bị sâu sẽ được thay thế hoàn toàn bằng một chiếc răng giả có đủ chân răng và thân răng. Chân răng là một trụ Implant được gắn cố định vào xương hàm. Thân răng là một mão sứ có hình dạng và màu sắc tương đồng với răng thật. Không chỉ sở hữu độ bền cao, khả năng ăn nhai tốt hay có mặt thẩm mỹ được đảm bảo, mà cấy răng Implant còn có thể tồn tại vĩnh viễn. Đồng thời, khi áp dụng hình thức này, tình trạng tiêu hõm xương hàm cũng không còn là nỗi lo của bạn.