Trang bị chuồng chim đẹp chuẩn để cho chim vào
Những năm trở lại đây, thú chơi chim cảnh rộ lên tại nhiều địa phương. Chỉ cần vài chục ngàn đến vài trăm ngàn là bạn có thể sỏ hữu một chú chim về nuôi. Tuy nhiên trước khi mua chim về nuôi bạn cần suy nghĩ kỹ xem những điều kiện của bạn đã đảm bảo hay chưa. Dưới đây là một số lời khuyên và hướng dẫn cho bạn:
Sức khỏe: Hãy đảm bảo là bạn và những thành viên trong gia đình bạn không có ai bị bệnh dị ứng, hen suyễn… Bụi lông chim là một trong những tác nhân kích ứng ghê gớm với những căn bệnh này.
Thời gian: Nếu bạn hay đi công tác xa, thường xuyên vắng nhà, nếu cuộc sống sinh hoạt của bạn không đều đặn, nếu bạn quá vướng bận công việc, hoặc bận chăm lo con cái còn nhỏ… thì không nên nuôi chim. Bạn phải có thời gian, không nhiều, nhưng nhất thiết phải có một khoảng thời gian tương đối đều đặn trong ngày để chăm sóc chim cảnh. Hãy nhớ là cuộc sống, sức khỏe… của chim phụ thuộc hoàn toàn vào bạn. Nếu bạn quên cho chim ăn, quên cho uống nước, quên trùm áo lồng, lười không dọn vệ sinh…, không sớm thì muộn, bạn sẽ đánh mất chú chim ấy.
Kinh phí: Hãy xác định trước là bạn có thể chi được bao nhiêu để nuôi chim. Thức ăn cho chim không quá tốn kém với người nuôi ít, nhưng có khá nhiều loại chim cảnh cao cấp đắt tiền. Cộng thêm tiền lồng chuồng, tiền mua các vật dụng liên quan, chúng sẽ ngốn của bạn không ít, nếu bạn không lên kế hoạch mua sắm trước.
Với những loại chim cao cấp đắt tiền, không chỉ cần có tiền, bạn còn cần phải có kinh nghiệm nuôi, vì chúng đòi hỏi chế độ chăm sóc đặc biệt hơn. Nếu không, bạn sẽ tốn tiền vô ích.
Vị trí đặt lồng chim
Nguyên tắc chung khi xác định vị trí đặt lồng chim: nơi thoáng mát, tránh gió lùa, tránh mưa hắt, tránh ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu thẳng. Nên đặt lồng chim cạnh tường, cao quá đầu người, để tạo cho chim cảm giác an toàn hơn. Với các loại chim rừng, hoặc chim treo ngoài trời, ngoài hiên nhà, nên có áo lồng hoặc lợp mái che chắn cho chim.
Sức khỏe: Hãy đảm bảo là bạn và những thành viên trong gia đình bạn không có ai bị bệnh dị ứng, hen suyễn… Bụi lông chim là một trong những tác nhân kích ứng ghê gớm với những căn bệnh này.
Chuồng vận chuyển: Là loại lồng đặc biệt, kích thước nhỏ gọn, thường được bao bọc xung quanh bằng gỗ hoặc che chắn bằng mút mềm, tối cho chim đỡ sợ, có đục lỗ thông hơi, đựng thức ăn nước uống đủ cho chim trong thời gian vận chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác. Trong trường hợp vận chuyển bằng máy bay, lồng vận chuyển được bịt bằng kính để hạn chế không khí lạnh, thậm chí có thêm đèn sưởi đảm bảo cho chim được ấm.
Chuồng nuôi tạm thời – lồng cách li: Chim mới mua về không thể cho sống gần gũi ngay với chim nhà đã nuôi vì rất có thể chúng mang mầm bệnh lây lan. Vì vậy cần phải cách li chúng một thời gian để theo dõi. Với chim nuôi bị bệnh cần tách riêng để chữa trị, người ta cũng thường sử dụng loại lồng này. Còn với những chim bệnh nặng cần sưởi ấm thì lại có lồng sưởi riêng.
Lồng nuôi bình thường: Chim sẽ được thường xuyên nuôi trong lồng này.
Lồng tập thể: Loại lồng lớn để nuôi một lúc nhiều cá thể chim với nhau.
chuồng chim cảnh đẹp nhất
Các phụ kiện
Cóng thức ăn, nước uống: Hãy cố gắng chọn mua các loại cóng tự động, bạn sẽ đỡ mất thời gian thay thức ăn, nước uống hàng ngày cho chim. Mặt khác, cóng tự động sẽ giảm bốt tình trạng chim làm vấy bẩn vào thức ăn, nước uống.
Nếu không có cóng tự động, bạn nên chùi rửa cóng hàng ngày, để đảm bảo vệ sinh cho chim. Tránh tình trạng thức ăn thừa lên men, nước uống bẩn rất dễ gây ra các bệnh đường ruột.
Cần đậu: Cần đậu cho chim thường làm bằng tre, hoặc gỗ. Hãy chọn các loại cây không có nhựa độc. cần đậu làm từ cành các loại cây ăn quả rất thích hợp, vì thớ gỗ tương đối mềm, móng chim dễ bám. Chim rất thích các loại cần đậu bằng cành ổi, cành hồng xiêm, cành táo, cành me… Chặt cành, để nguyên vỏ cây, cọ rửa sạch, ngâm nước muối hay thuốc tím pha loãng, phơi khô: vậy là có một chiếc cần đậu rất tốt. Nên có ít nhất 2 cần đậu, để cách xa nhau và chênh lệnh về độ cao, giúp chim có điều kiện bay, chuyền quãng ngắn – một bài tập thể dục rất cần thiết với chim nuôi nhà. Dĩ nhiên, với các loại lồng tre, lồng gỗ tròn… chật chội, khả năng này là không thể.
Khay hứng phân: Có thể sử dụng khay nhựa, khay tôn, hoặc bố lồng bằng vải dày… Quan trọng là phải được chùi rửa, tẩy trùng sạch sẽ thường xuyên. Bạn có thể lót một lốp cát mỏng, hoặc giấy báo, giấy thấm… để thấm hút phân chim nhanh hơn.
Ổ chim: Với các loại chim nuôi đẻ, cần phải có chiếc ổ thích hợp. Ngoài ra bạn cần chuẩn bị sẵn xơ dừa, rơm, cỏ khô… đã được phơi sạch để làm vật liệu lót ổ cho chim.
Trước khi mua chim, nên cân nhắc kỹ, hỏi người bán xem thói quen của loài chim mà bạn định mua, cách chăm sóc chúng như thế nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của những người chơi chim có kinh nghiệm. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại chim. Đại để có thể phân vào 3 loại:
Chim rừng: Là các loại chim bắt từ rừng về, chưa được thuần hoá, sinh sản trong điều kiện nuôi nhân tạo: hoạ mi, chích chòe, hồng tước, thanh tước, sơn ca, khướu, cu gáy… Nếu là người mới chơi, chưa có kinh nghiệm, hãy mua chim thuộc (chim đã được thuần, đã quen với thức ăn nhân tạo, quen cảnh sống lồng chuồng…), không nên mua chim bổi (chim mộc) mới bắt ở rừng về, khả năng sống sót là rất ít.
Chim nói: Một số là chim rừng, một sổ là chim sinh sản trong lồng chuồng: vẹt xanh Việt Nam, vẹt Mã Lai, vẹt châu Úc…; nhồng (yểng), sáo, cưỡng, quạ… Nên chọn mua chim non mới bắt đầu tập ăn, chim mập mạp, nên có tương đối đầy đủ lông, có thể bay chuyền quãng ngắn. Bạn sẽ phải mớm cho chim ăn, nhưng như vậy chim sẽ dễ quen với bạn và học nói nhanh hơn.
Chim cảnh nhỏ: Phần lớn người ta nuôi chim cảnh nhỏ để thưởng thức màu sắc đa dạng của chúng, quan sát cách chúng làm tổ, ấp trứng, nuôi con; gán ghép, lai tạo màu sắc mới. Tiếng hót của chim cảnh nhỏ không lớn, thường đơn điệu, nhưng nghe khá vui tai. Cá biệt là trường hợp yến hót, giọng khá lớn và có khả năng sinh sản trong lồng được, ở Việt Nam hiện nay, chim cảnh nhỏ có nhiều loại: Yến phụng, vẹt Nhật… Nên chọn mua chim đã thay lông hoàn toàn (chim lứa), chúng sẽ dễ thích nghi với môi trường mới hơn. Với yến phụng, vẹt Nhật có thể chọn mua khi chim được 2 – 3 tháng tuổi; Manh manh, sắc, bạc má… từ 3 – 5 tháng tuổi.
Vài nguyên tắc, và kinh nghiệm chọn mua chim:
+ Chọn chim khỏe mạnh, nhảy nhót vui vẻ, ăn uống dễ dàng.
+ Chọn chim mắt sáng, không chảy nước mắt; mũi sạch, không có nhầy nhớt; không hắt xì.
+ Bộ lông óng mượt, sạch sẽ, ép sát vào thân.
+ Da chân mịn màng là chim tơ (chim còn nhỏ), càng sần sùi chứng tỏ chim càng lớn.
+ Chân chim sạch sẽ, không nổi u cục, không có vết xước. Móng chân dài vừa phải, thẳng với ngón chân, không cong quặp, không mất ngón.
+ Hậu môn sạch sẽ, không dính phân nhớt bẩn.
+ Lật ngửa chim trên lòng bàn tay: lưòn chim mềm mại, đầy đặn, có lớp mỡ mỏng (chứng tỏ chim được nuôi dưỡng tốt).
+ Quan sát chim bay nhảy: nhanh nhẹn, không lệch vẹo. Khi đứng, tất cả các ngón chân chim đều cong lại, bám chắc vào cần đậu, chim đứng vững không nghiêng ngả.
Đó là các nguyên tắc chung khi chọn mua chim cảnh. Mức độ chim thuần chủng, hót hay… hay không thì người có kinh nghiệm mới có thể nhận biết được. Nếu có thể, hãy mua của người quen hay nghệ nhân có kinh nghiệm, bạn sẽ giảm thiểu được nhiều rủi ro hơn.
Lưu ý: Chim mới mua, tuyệt đối không thả nuôi chung hoặc nuôi quá gần với chim đã có ở nhà. Cần cách ly theo dõi một thời gian, thông thường từ 1 – 4 tuần tuỳ theo loại chim và khả năng lây bệnh của chúng. Nếu không, rất có thể chú chim mới tuy trông khỏe mạnh nhưng đã là nguồn ủ bệnh, và sẽ lây lan bệnh gây thiệt hại với chim nhà.
© Copyright 2011-2013 iSoftco®, All rights reserved Văn phòng công ty: P.16/706, Tòa nhà Thành Công, 57 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội Tel: (84-4) 37 875018;(84-4) 3555 8604 | Fax: (84-4) 37 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com |