Chợ24h

Tiêu đề: Vỗ ợ hơi cho trẻ giúp trẻ giảm nôn trớ, đầy bụng [In trang]

Thành viên: doctorlam    Thời gian: 23/6/2020 16:23:24     Tiêu đề: Vỗ ợ hơi cho trẻ giúp trẻ giảm nôn trớ, đầy bụng

Trong quá trình bú sữa mẹ hoặc ti bình, cùng với sữa, em bé cũng nuốt phải không ít không khí. Lượng không khí này nếu không được đẩy ra kịp thời sẽ khiến trẻ bị đầy bụng, khó chịu, và có thể dẫn đến tình trạng nôn trớ, trào ngược. Vậy làm thế nào để trẻ có thể đẩy không khí ra ngoài? Ba mẹ hãy giúp trẻ bằng việc vỗ ợ hơi ...
Thành viên: doctorlam    Thời gian: 23/6/2020 16:23:24     Tiêu đề: Vỗ ợ hơi cho trẻ giúp trẻ giảm nôn trớ, đầy bụng

Trong quá trình bú sữa mẹ hoặc ti bình, cùng với sữa, em bé cũng nuốt phải không ít không khí. Lượng không khí này nếu không được đẩy ra kịp thời sẽ khiến trẻ bị đầy bụng, khó chịu, và có thể dẫn đến tình trạng nôn trớ, trào ngược. Vậy làm thế nào để trẻ có thể đẩy không khí ra ngoài? Ba mẹ hãy giúp trẻ bằng việc vỗ ợ hơi cho bé yêu nhé.
https://www.youtube.com/watch?v=FPmhbVIsLh8&feature=youtu.be

1. Thời điểm vỗ ợ hơi cho trẻ
Đối vói trẻ bình thường, ba mẹ nên tiến hành vỗ ợ hơi cho trẻ sau mỗi cữ bú sữa, hoặc khi trẻ bú được 60 - 90ml, mẹ vỗ ợ hơi cho trẻ một lần và sau đó tiếp tục cho bé bú.

Đối với các bé hay xảy ra tình trạng đầy bụng, nôn trớ, mẹ nên tiến hành vỗ ợ hơi nhiều lần hơn, khoảng 5 phút vỗ ợ hơi cho trẻ một lần (trong cữ bú), và vỗ ợ hơi sau khi bú. Điều này giúp bé giảm tối đa lượng không khí nuốt vào bụng trong quá trình bú sữa mẹ.

2. Cách vỗ ợ hơi cho trẻ
Cách 1: Vỗ lưng ợ hơi

Mẹ đặt một chiếc khăn sạch lên vai và bế bé sao cho ngực bé áp vào ngực mẹ. Một tay mẹ đỡ người bé, một tay còn lại xoa đều hoặc chụm lại và vỗ nhè nhẹ xung quanh lưng bé theo hướng từ dưới lên trên.

Cách 2: Vỗ ợ hơi khi bé ngồi thẳng trên đùi mẹ

Mẹ đặt một chiếc khăn sạch trên đùi, sau đó đặt bé ngồi thẳng trên đùi mẹ. Một tay mẹ đỡ cằm và cổ bé. Tay còn lại mẹ nhẹ nhàng xoa vào lưng bé theo hình tròn hoặc chụm tay lại vỗ nhẹ từ dưới lên trên. Mẹ có thể để bé ngồi hơi nghiêng về đằng trước sẽ dễ dàng đẩy hơi ra hơn.

Cách 3: Vỗ ợ hơi khi đặt bé nằm trên tay mẹ

Mẹ đặt bé nằm sấp lên trên cánh tay mình, cánh tay nâng người và giữ phần đầu cổ bé. Mẹ lưu ý để tay nghiêng dốc, đảm bảo phần đầu bé cao hơn phần ngực (Đầu bé thấp hơn ngực sẽ khiến bé dễ nôn trớ hơn). Sau đó mẹ nhẹ nhàng xoa vào lưng bé theo hình tròn hoặc chụm tay và vỗ nhẹ theo hướng từ dưới lên trên.

Mẹ có thể quan sát hình ảnh dưới đây từ Bệnh viện Từ Dũ để hình dung rõ ràng hơn các tư thế và cách vỗ ợ hơi nhé.

3. Một số lưu ý khi vỗ ợ hơi cho trẻ
Em bé có thể trớ ra một ít sữa khi mẹ thực hiện động tác này nhưng mẹ đừng quá lo lắng. Kiên trì thực hiện vỗ ợ hơi sẽ giúp bé dần quen và ổn định hơn, không còn nôn trớ nữa.

Lót một chiếc khăn lên lưng, tay hoặc đùi (tùy theo vị trí vỗ ợ hơi mẹ chọn) để tránh việc trớ sữa của trẻ làm bẩn quần áo mẹ.

Mẹ nên lặp lại việc vỗ nhẹ nhàng cho bé nhiều hơn một lần trong một cữ ăn sẽ mang đến hiệu quả tích cực hơn.

Mẹ lưu ý phần lực tác động lên người mẹ. Không vỗ mạnh, chỉ dùng lực nhẹ nhàng là quá đủ để khiến trẻ ợ hơi hiệu quả.

Tình trạng nôn trớ của trẻ sẽ giảm dần theo thời gian. Một số bé bị trào ngược dạ dày thực quản dạng bệnh lý sẽ lâu khỏi hơn, lúc này việc vỗ ợ hơi không giúp bé giảm bớt khó chịu. Mẹ nên đưa bé đi khám để được kiểm tra và điều trị kỹ lưỡng. Mẹ có thể đọc thêm về chứng trào ngược dạ dày thực quản của bé tại đây nhé.
Theo Bibabo.vn






  © Copyright 2011-2013 iSoftco®, All rights reserved
Văn phòng công ty: P.16/706, Tòa nhà Thành Công, 57 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội
Tel: (84-4) 37 875018;(84-4) 3555 8604 | Fax: (84-4) 37 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com