Tại Miền Tây: QL1A ấp Phú Thành, Tân Phú, Tam Bình, Vĩnh Long.
Tại HCM: 154, Ql 1A, Tân thới hiệp, Quận 12, TP.HCM
Hotline: 0911.082.000- Ms. Nhiên
Mail: nhienhuynh41@gmail.com
“Rác thải nhựa” thực trạng, tác hại và hành động của mỗi chúng ta“Hạn chế rác thải nhựa” đang là phong trào được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi, tổ chức phát động và tuyên truyền đến toàn thể công dân Việt Nam. Đây cũng là chỉ thị được Bộ trưởng, Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến ban hành nhằm hạn chế rác thải nhựa trong ngành y tế. Việc làm trên có vai trò vô cùng quan trọng và cấp bách, vì sự chung tay góp sức của mỗi công dân Việt Nam, đặc biệt là các cán bộ trong ngành y tế sẽ góp phần loại bỏ tình trạng ô nhiễm “trắng” do rác thải nhựa gây ra. Chính vì vậy, hãy thay đổi hành vi, thói quen sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa khó phân hủy, sản phẩm nhựa sử dụng một lần ngay hôm nay và ngay bây giờ.
THỰC TRẠNG RÁC THẢI NHỰA TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
Việt Nam là một trong 5 quốc gia hàng đầu phải chịu trách nhiệm cho khoảng 13 triệu tấn rác nhựa được thải ra đại dương mỗi năm – đây là nhận định của ông Albert T. Lieberg, trưởng đại diện Tổ chức Liên Hiệp Quốc (FAO) ở Việt Nam. Ước tính riêng Việt Nam lượng rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm khoảng 0,28 – 0,73 triệu tấn/năm (chiếm gần 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới). Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa, với con số “khổng lồ” 1,8 triệu tấn chất thải nhựa được tạo ra ở Việt Nam/năm và lượng nhựa tiêu thụ này còn tăng.
Trung bình mỗi phút trên thế giới có khoảng 1 triệu chai nhựa được bán ra, mỗi năm có khoảng 5000 tỷ túi nilon được tiêu thụ. Còn tại Việt Nam, bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon/tháng, riêng hai thành phố lớn là TP. Hà Nội và TP. HCM, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon.
Một điều đáng lưu ý là việc phân loại, thu hồi và xử lý rác thải tại Việt Nam còn rất hạn chế. Lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam, chiếm khoảng 8-12% chất thải rắn sinh hoạt. Nhưng 10% số lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn ra ngoài môi trường. Lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ ở Việt Nam xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm. Đây là một “gánh nặng” cho môi trường, thậm chí có thể dẫn đến thảm họa “ô nhiễm trắng” mà các chuyên gia đã gọi.
Xét riêng trong lĩnh vực y tế, quá trình khám, chữa bệnh và sinh hoạt hàng ngày như các hoạt động sinh hoạt của nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh, người sử dụng dịch vụ y tế từ các hoạt động chuyên môn như bao bì, dụng cụ bao gói, chứa, đựng thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư, vật liệu, đồ dùng trong y tế hoặc các hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất… cũng làm phát sinh rác thải nhựa ra ngoài môi trường.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ y tế, có khoảng 5% rác thải y tế là rác thải nhựa. Mỗi ngày, có khoảng 22 tấn chất thải nhựa được thải ra từ các hoạt động y tế. Tại hội nghị trực tuyến ngày 18/08/2019, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Ô nhiễm chất thải nhựa ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường, sinh thái và sức khỏe con người. Ước tính có hơn 700.000 loài sinh vật trên thế giới bị ảnh hưởng tiêu cực do ô nhiễm chất thải nhựa và ngành y tế cũng cần phải có trách nhiệm trong vấn đề này