Mặc dù tình trạng răng bị ố vàng phát hiện rất dễ dàng bằng cách nhìn vào răng của trẻ, nhưng bạn cũng có thể nhận biết điều đó thông qua các dấu hiệu sau:
+Răng có màu nâu: do trẻ ăn hoặc uống các thực phẩm có màu tối hoặc do một số loại chấn thương.
+Răng có các vết bẩn màu trắng: có thể là dấu hiệu sớm của sâu răng.
+Răng có màu đỏ, tím hoặc xanh: do chấn thương hoặc do ăn một số thực phẩm có màu tối.
+Răng có màu cam: có sự tích tụ vi khuẩn trên răng do trẻ vệ sinh răng miệng không đúng cách.
+Răng có các vết bẩn màu đen: có thể là do chấn thương.
Nguyên nhân khiến răng trẻ bị ố vàng, xỉn màuNếu bạn đang tự hỏi tại sao răng trẻ bị vàng thì dưới đây là một số câu trả lời:
1/ Sâu răng: Trẻ có thể đang bị sâu răng do hoạt động của vi khuẩn sản sinh từ các loại thức ăn thừa bám trong miệng. Sâu răng có thể là nguyên nhân khiến răng trẻ bị đổi màu.
2/ Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Nếu con bạn không vệ sinh răng miệng thường xuyên hoặc không đánh răng đúng cách thì có thể dẫn đến sự hình thành mảng bám, khiến màu răng bị thay đổi.
3/ Răng nhiễm màu fluor: Fluoride giúp tăng cường sức khỏe của răng và ngăn ngừa sâu răng, nhưng quá nhiều fluoride sẽ có tác dụng ngược lại, gây sâu răng và đổi màu. Điều này có thể xảy ra khi trẻ em tiêu thụ quá nhiều đồ uống có chất fluoride hoặc nuốt kem đánh răng có chất fluoride. Fluoride cũng gây mảng bám men răng, khiến răng khó chải và làm sạch.
4/ Trẻ mắc phải một số bệnh: Các bệnh như viêm gan, sốt cao… có thể khiến màu răng của trẻ bị thay đổi.
5/ Vàng da: Những bé bị bệnh vàng da nặng sau khi sinh có thể có răng màu vàng hoặc xanh khi bé bắt đầu mọc răng.
6/ Chấn thương: Răng bị tổn thương có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị xỉn màu, ố vàng. Nguyên nhân là do chấn thương có thể khiến các mạch máu bị vỡ, làm ảnh hưởng đến men răng.
7/ Sử dụng một số loại thuốc: Người mẹ sử dụng một số loại thuốc trong khi mang thai như tetracycline (dùng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu) có thể là nguyên nhân khiến màu răng của bé bị thay đổi khi bé bắt đầu mọc răng.
8/ Giảm sản men răng: Đây là một bệnh do di truyền. Thiếu sản men răng là tình trạng các thành phần trong men răng (chủ yếu là canxi và fluor) bị thiếu hụt hoặc xáo trộn. Bệnh này khiến cho răng đổi màu theo thời gian, dễ ê buốt khi bị kích thích hay trước các tác động khi điều trị răng miệng như lấy cao răng, tẩy trắng răng.
© Copyright 2011-2013 iSoftco®, All rights reserved Văn phòng công ty: P.16/706, Tòa nhà Thành Công, 57 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội Tel: (84-4) 37 875018;(84-4) 3555 8604 | Fax: (84-4) 37 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com |