Chươngnày trình bày các phương pháp sử dụng máy đo khí O2, CO và CO2 để kiểm soát quá trình cháy và mộtsố chất ô nhiễm không khí (SO2, NOx và bụi) để kiểm soátphát thải. Ngoài ra, phương pháp xác định lưu lượng và hàm ẩm của khí thải,những thông số cần thiết để tính tổng lượng phát thải từ nhà máy cũng được giảithích. Phần nội dung về hệ thống quan trắc liên tục (CEMS) trình bày về cấu trúchệ thống, thiết bị và phương pháp bảo dưỡng các thiết bị quan trắc liên tục.
2.1. Phương phápmáy đo khí O2, CO,CO2 trong khí thải để kiểm soát quá trình cháy
Nhiênliệu, ví dụ than đá, khi cháy tạo ra CO2 và H2O. Khi quátrình cháy nhiên liệu xảy ra trong điều kiện thiếu oxy, nồng độ CO trong khíthải cao. Để quá trình cháy có hiệu quả, cần cấp đủ O2 để nhiên liệucháy hoàn toàn. Do đó, quan trắc O2, CO và CO2 trong khíthải có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hiệu quả của quá trình cháy.Phương pháp quan trắc O2, CO và CO2 được trình bày ở dưới đây.
(1) Phương pháp hóa học
(2) Phương pháp vật lý và hóa lý.
(a) Lựa chọn thiếtbị đo khí
Cónhiều loại thiết bị đo khí O2, CO2và CO trên thị trường. Có 2 cách đo thường được sử dụng: Cách thứ nhất là táchmột phần khí để đưa vào thiết bị đo thông qua đầu hút lấy mẫu (extractivemeasurement); Cách thứ hai là đo trực tiếp trong ống hút khí (In situ measurement).
Loạithiết bị đo (O2, CO2 và CO), nguyên lý và các các yếu tốảnh hưởng đến kết quả đo được tóm tắt ở Bảng 2.1.
Khilựa chọn thiết bị, người sử dụng nên cung cấp thông tin về những yếu tố có thểảnh hưởng đến kết quả đo có trong khí thải, nhiệt độ khí thải cũng như điềukiện tại khu vực nhà máy cho nhà cung cấp để họ có thể đánh giá mức độ phù hợpcủa thiết bị với điều kiện đo.
Bảng 2.1. Thiết bị đo khí (O2, CO2và CO), nguyên lý và các các yếu tố ảnh hưởng
Phương pháp | Thông số | Nguyên lý | Yếu tố ảnh hưởng |
Đo thông qua mẫu hút (Extractive measurement) | |||
Phương pháp thuận từ (Paramagnetic) | O2 | Đồng hồ đo oxy kiểu điện từ là đồng hồ đo liên tục nồng độ O2 sử dụng lực hút sinh ra khi phân tử O2 là chất thuận từ bị từ hóa trong từ trường. | Có thể bỏ qua ảnh hưởng của NO |
Phương pháp điện hóa (Electrochemical) | O2, CO | Phương pháp ZrO2 (chỉ dùng cho O2): Được dùng để đo lượng O2 dư trong khí thải bằng sensor ZrO2. Sensor này được cấu tạo bởi một miếng ZrO2 có trộn thêm vi lượng Y. Hai mặt của miếng ZrO2 này được phủ bởi màng platin mỏng và rỗng. Khí đó, sensor này là một pin điện, với ZrO2 đóng vai trò là chất điện ly rắn, và điện áp của nó là một một hàm của nồng độ oxy trong khí thải. | Phương pháp ZrO2: CO và CH4, phản ứng dễ dàng với O2 ở nhiệt độ cao, sẽ gây ảnh hưởng. Bên cạnh đó SO2 cao sẽ gây ăn mòn thiết bị. |
|
| Phương pháp pin điện hóa: Quá trình oxy hóa hoặc khử các phân tử của một chất khí trên điện cực sẽ tạo ra dòng điện có cường độ tỷ lệ thuận với áp suất riêng phần của khí đó. | Phương pháp pin điện hóa: phản ứng oxi hóa - khử của SO2 và CO2 sẽ ảnh hưởng đến phép đo. |
Phương pháp phổ hồng ngoại không phân tán (NDIR) |
CO CO2 |
Phương pháp quang phổ hồng ngoại không phân tán dựa trên nguyên lý các khí khác nhau sẽ hấp thụ bức xạ hồng ngoại tại các bước sóng khác nhau. | Do ưu điểm là dễ sử dụng, phương pháp này rất phổ biến hiện nay. Hàm ẩm là một yếu tố ảnh hưởng đến phép đo nên phải được loại bỏ trước khi đo. |
Phương pháp phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (Fourier transform infrared spectroscopy FTIR) |
CO CO2 | Bức xạ hồng ngoại từ thiết bị (tạo) giao thoa được chiếu vào buồng đo. Phổ hấp thụ hồng ngoại của CO2 và CO được phân tích (chuyển hóa) thành chuỗi Furrier và được chuẩn hóa để nhận được giá trị nồng độ. Phân tích nhiều chất có thể được thực hiện đồng thời. | Phương pháp này rất phổ biến hiện nay. Hàm ẩm là một yếu tố ảnh hưởng đến phép đo nên phải được loại bỏ trước khi đo. |
Đo trực tiếp trong ống hút khí thải (In situ measurement) | |||
Phân tích laser có | CO | Tia UV hoặc IR được chiếu qua ống dẫn | Việc hiệu chuẩn định kỳ |
Phương pháp | Thông số | Nguyên lý | Yếu tố ảnh hưởng |
thể điều chỉnh TLS (Tunable laser analyser) | CO2 O2 | khí và sự hấp thụ ở bước sóng ứng với chất khí cần đo sẽ xảy ra. | là cần thiết và khí chuẩn được sử dụng để thực hiện công việc này. |
|
|
| Trường hợp nồng độ bụi trong khí thải cao, phương pháp này không sử dụng được. |
Bảng 2.2. Khoảng đo của một số phương pháp
Phương pháp phân tích | Khoảng đo |
Phương pháp thuận từ (paramagnetic), TLS | O2:0~5%、0~10%、0~25% |
Phương pháp điện hóa | Phương pháp ZrO2:O2:0~5%, 0~10%, 0~25% Phương pháp pin điện hóa: CO:Từ 0~200 ppm đến 0~2% |
NDIR FTIR TLS | CO: Từ 0~50 ppm đến 0-5% CO2: 0-25% |
(b) Bảo dưỡng thiết bịđo khí
Việcbảo dưỡng các thiết bị hàng ngày hoặc định kỳ nên được thực hiện theo hướng dẫncủa nhà sản xuất. Các bộ lọc bụi phải được thay định kỳ tùy thuộc vào mức độbụi tại vị trí lấy mẫu đo. Trong quá trình thay bộ lọc, hộp chứa lọc bụi phảiđược vệ sinh sạch sẽ. Một điều rất quan trọng là việc hiệu chỉnh của các thiếtbị phân tích cần được thực hiện tại điểm không (0) hoặc điểm khí chuẩn (spangas) một cách định kỳ.
Điểmkhông “0” và điểm khí chuẩn nên được thực hiện trong cùng điều kiện lưu lượngvà áp suất, sử dụng cùng đầu lấy mẫu của thiết bị hoặc theo chỉ dẫn của nhà sảnxuất.
Quytrình hiệu chuẩn nên thực hiện như sau:
a) Cung cấp không khí vào thiết bị và đặt không “0”;
b) Cung cấp khí chuẩn và điều chỉnh thiết bị thích hợp
c) Cung cấp không khí vào trong thiết bị một lần nữa vàkiểm tra số liệu trên thiết bị chuyển về không “0”.
Lặp lại bước a) tớic), nếu giá trị đọc được không trở về không “0”.
* Khí nitơ được sử dụng làmkhí không “0”. Nồng độ khí trong khoảng 70%~90% sẽ được sử dụng cho khí chuẩn.
Phương pháp đo nhiệt độ, hàm ẩm và lưu lượng của khí thải
(1) Đo nhiệt độ của khíthải
Chủng loại, nguyênlý và phạm vi đo của một số nhiệt kế thường được sử dụng để đo nhiệt độ
khí được thể hiệntrong Bảng 2.3.
© Copyright 2011-2013 iSoftco®, All rights reserved Văn phòng công ty: P.16/706, Tòa nhà Thành Công, 57 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội Tel: (84-4) 37 875018;(84-4) 3555 8604 | Fax: (84-4) 37 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com |