Ôi, tôi ước mình nhận được số tiền đó. Tôi không ngại chia sẻ mức thù lao nhưng thông tin dưới đây sẽ làm nhiều người "sốc". Ở Nam Định, tôi phải ký một hợp đồng kỳ quái mà không ở đâu trên thế giới tồn tại, với thời hạn vỏn vẹn một tháng. Trong một tháng đó, tôi nhận lương 2.000 USD, là thu nhập thấp nhất trong các ngoại binh đang chơi bóng ở V-League. Ở Gjilani, tôi nhận gấp bốn lần con số ấy. Để đi từ Kosovo tới Nam Định, tôi phải bỏ 7.000 USD tiền túi mua vé máy bay, trả phí cách ly bắt buộc và chi phí sinh hoạt cơ bản.
Tôi biết tới 7ball là quyết định mạo hiểm giữa lúc Covid-19 bùng phát. Nhưng tôi tự dặn lòng "Cứ thử đi, biết đâu sau một tháng sẽ được Nam Định gia hạn, hoặc lọt vào tầm ngắm của những đội bóng khác".Đá bóng chỉ là một nghề nghiệp bình thường như bao công việc khác. Có mấy ai trên đời đi làm cho vui. Tôi tới Việt Nam đầu tiên là vì công việc, thứ hai mới là thu nhập và cuối cùng cũng là vì chất lượng sống. Trong nghề này, tôi không còn trẻ, sắp sang tuổi 30. Sau giờ tập hay buổi thi đấu, tôi có thế giới riêng và muốn thế giới ấy phải thật vui. Ở châu Âu một năm qua không dễ chịu chút nào. Cuộc sống ngột ngạt, cả ngày quanh quẩn đi lại trong nhà chứ chẳng thể đi đâu khác nên con người đâm ra ngột ngạt. Lòng nặng trĩu như thế, muốn chơi bóng hay cũng khó.
- Nhưng anh chỉ chơi cho Nam Định một trận, rồi ra đi trong ồn ào. Anh giải thích thế nào về thông tin "Gramoz giả đau, giữ chân nên bị thanh lý"?
- Sự cố ấy giúp tôi trưởng thành cả trên tư cách cầu thủ bóng đá lẫn tư cách một con người. Nhưng tôi cần đính chính: Sức khỏe của tôi là quan trọng nhất. Sau lưng tôi còn gia đình và nhiều trách nhiệm xã hội, tôi không thể mạo hiểm. Đành rằng nếu hôm đó là trận chung kết Cup Quốc gia hoặc một trận có tính chất quyết định mùa giải, tôi sẽ nén đau thi đấu. Nhưng đó mới là vòng 2, phía trước còn chặng đường dài, tại sao chúng ta không nghĩ xa hơn cho cầu thủ và tập thể? Tại sao họ không nghĩ rằng tôi được nghỉ trận này nên hồi phục tốt, toàn tâm toàn ý cống hiến trong phần còn lại của mùa giải? Hay họ thích tôi chịu đựng, cố đá một trận và nằm trên giường bệnh vài tháng? Làm như thế, tôi vừa chịu rủi ro mất thu nhập, Nam Định vừa mất công tuyển người.
Tôi không nói là đúng hay sai, nhưng HLV Nguyễn Văn Sỹ nghĩ khác. Ở châu Âu hay nhiều CLB khác, HLV luôn bảo vệ cầu thủ. Bảo vệ ở đây là bảo vệ sức khỏe của cầu thủ, là bảo vệ công cụ kiếm sống của cầu thủ và là bảo vệ tài sản của đội bóng. Trong khi đó, các HLV tại Nam Định không quan tâm tới sức khỏe, ép tôi ra sân bằng được.
- Rời Nam Định, tại sao anh chọn tái hợp Thanh Hóa, thay vì tới Viettel - nhà ĐKVĐ V-League?
- Hai ngày sau sự cố ở Nam Định, ông Hoàng Thanh Tùng - trợ lý HLV Thanh Hóa - tìm gặp. Ông Tùng chỉ nói là HLV trưởng Petrovic đã nghiên cứu video, đánh giá cao phẩm chất của tôi. Người đại diện có nhắc tới Viettel, nhưng đàm phán chưa tới giai đoạn bàn chi tiết hợp đồng. Tôi không biết Viettel muốn ký với tôi loại hợp đồng nào, tới hết giai đoạn một hay nửa năm hay cả mùa.
Ở tình huống này, bóng đá dạy tôi một bài học kinh điển: Luôn luôn chọn những gì bạn nhìn thấy trên mặt bàn. Thanh Hóa là đội đầu tiên liên lạc trong lúc tôi biết mình không còn tương lai ở Nam Định. Họ cũng đưa ra điều kiện rõ ràng, nên tôi đồng ý ngay chứ không cần chờ đợi thêm.
© Copyright 2011-2013 iSoftco®, All rights reserved Văn phòng công ty: P.16/706, Tòa nhà Thành Công, 57 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội Tel: (84-4) 37 875018;(84-4) 3555 8604 | Fax: (84-4) 37 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com |