Tiêu đề: Sự cần thiết của việc ra đời Hiệp hội Thang máy Việt Nam [In trang] Thành viên: TrinhNgocBinh Thời gian: 1/4/2021 18:16:08 Tiêu đề: Sự cần thiết của việc ra đời Hiệp hội Thang máy Việt Nam
Ngày 8/9/2020, tại Hà Nội, đã diễn ra Đại hội lần thứ I và Lễ ra mắt Hiệp hội Thang máy Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Lê Tấn Dũng đã đến chúc mừng đại hội. Cùng dự có ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động.
Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành gồm 11 thành viên, trong đó ông Nguyễn Hải Đức - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thang máy Gama, được bầu làm Chủ tịch nhiệm kỳ 2020-2025. Hai phó Chủ tịch gồm bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ và ông Nguyễn Huy Tiến.
Hiệp hội Thang máy Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công dân, doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh thang máy, thang cuốn và lĩnh vực liên quan đến thang máy, thang cuốn theo quy định của pháp luật. Với 3 chức năng chính, là: Đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực ngành nghề thang máy, thang cuốn; tổ chức các hoạt động hội chợ, triển lãm, xếp hạng doanh nghiệp thang máy, thang cuốn; hỗ trợ, tư vấn, đánh giá trung gian các dịch vụ thang máy, thang cuốn.
Phát biểu chúc mừng Đại hội, ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn Lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) khẳng định, sự ra đời của Hiệp hội Thang máy Việt Nam là kết quả của sự trưởng thành và phát triển trong lĩnh vực đặc thù thang máy, thang cuốn tại Việt Nam trong thời đại mới. Đây cũng là dấu ấn khẳng định giá trị kết nối các cá nhân, tổ chức, là cơ hội đế lĩnh vực thang máy, thang cuốn tiếp tục phát triển, hội nhập với thị trường quốc tế.
Ông Hà Tất Thắng cho biết, tại Việt Nam hiện nay, cùng với sự tăng trưởng kinh tế kéo theo tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, nhu cầu lắp đặt thang máy, thang cuốn cho các khu chung cư, văn phòng tăng cao. Theo thống kê, đến thời điểm này cả nước có khoảng 300 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thang máy, 1.500 cá nhân, tổ chức có liên quan đến thang máy. Những năm gần đây, mỗi năm có trên 35 ngàn thang máy được đưa vào sử dụng, trong đó khoảng 5.000 sản phẩm nguyên chiếc và trên 1,7 triệu thiết bị thang máy phục vụ sản xuất, lắp ráp trong nước được nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nội, doanh nghiệp liên doanh chỉ chiếm một phần nhỏ, còn chủ yếu là các đơn vị nhập khẩu ngoại.
Và lĩnh vực này cũng đang xuất hiện một số vấn đề bất cập như: Một số đơn vị sản xuất, nhập khẩu
thang máy không đảm bảo chất lượng, chưa đảm bảo các yêu cầu về an toàn cho người vận hành, sử dụng, bảo trì; Tổ chức, cá nhân sở hữu, vận hàng thang máy chưa thực hiện đầy đủ công tác kiểm định định kỳ, bảo trì, bảo dưỡng thang máy; Người lao động lắp đặt, bảo trì, phụ trách vận hành thang máy chưa được đào tạo về an toàn trong quá trình làm việc… đã gây ra những sự cố, tai nạn nghiêm trọng cho người lao động, người vận hành, sử dụng.
Chính vì vậy, việc thành lập Hiệp hội Thang máy Việt Nam là hết sức cần thiết. Cục trưởng Hà Tất Thắng cũng đề nghị trong thời gian tới, Hiệp hội cần hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích được cấp phép, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật. Trong đó, tập trung vào các vấn đề lớn: Hiệp hội cánh tay nối dài, giúp cơ quan quản lý Nhà nước từ việc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng quy chuẩn các sản phẩm đến chuyển giao công nghệ tiên tiến; Là cầu nối giữa các đơn vị nhập khẩu, sản xuất, kiểm định, kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa, bảo trì... với các tổ chức hoạt động kiểm định liên quan đến thang máy, thang cuốn. Để cung cấp sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng.