Chợ24h

Tiêu đề: Những điều cần biết khi thành lập Công ty [In trang]

Thành viên: hotrotinviet    Thời gian: 8/4/2021 08:23:29     Tiêu đề: Những điều cần biết khi thành lập Công ty

Thành lập công ty – hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình là một quyết định vô cùng quan trọng, đáng được khích lệ và hỗ trợ từ cả xã hội. Những điều cần biết trước khi thành lập công ty mà Tín Việt trình bày dưới đây là những nội dung cơ bản và quan trọng nhất trong lĩnh vực pháp lý bạn cần biết và thực hiện trước khi chính thức hoạt động kinh doanh.

nhung-dieu-can-biet-truoc-khi-thanh-lap-cong-ty[1].jpg




A. CÁC YẾU TỐ CẦN ĐƯỢC XÁC ĐỊNH TRƯỚC KHI THÀNH LẬP CÔNG TY

1. Điều kiện về chủ thể để thành lập công ty tại Việt Nam


2. Xác định thành viên/ cổ đông góp vốn hay sẽ tự đầu tư


Đây là vấn đề quan trọng bạn cần phải xác định, các thành viên/ cổ đông góp vốn là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp. Hợp tác được những thành viên/ cổ đông đồng lòng, đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty và ngược lại. Hãy suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước khi hợp tác với cá nhân/ tổ chức để cùng thành lập công ty.

3. Loại hình doanh nghiệp


Hiện tại Việt Nam có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất cho nên quý doanh nghiệp cũng dễ dàng lựa chọn được loại hình phù hợp:

– Doanh nghiệp tư nhân: 1 cá nhân làm chủ (Loại hình này rất ít người lựa chọn do tính rủi ro về mặt pháp lý cao).

– Công ty TNHH một thành viên: là công ty mà 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật).

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên: là công ty bao gồm 2 cá nhân/ tổ chức – không quá 50 cá nhân/ tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật).

– Công ty cổ phần: 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)

Chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp cần dựa vào SỐ LƯỢNG NGƯỜI CÙNG THAM GIA GÓP VỐN.

Các loại hình đều có thể chuyển đổi qua lại được nên khi thành lập bạn cũng không cần quá đặt nặng vấn đề loại hình nào. Sau khi hoạt động ổn định mình hoàn toàn có thể Chuyển đổi loại hình cho phù hợp hơn nếu cần.

4. Đặt tên doanh nghiệp


Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.

Để tránh trùng lắp với tên các doanh nghiệp khác đang hoạt động, theo xu hướng các Công ty mới thành lập thường đặt tên doanh nghiệp dài hơn (tên có 3-4 chữ) hoặc tên doanh nghiệp bằng các chữ cái (có thể ghép bằng tiếng Anh)

5. Địa chỉ trụ sở công ty


Căn cứ Điều 43 Luật Doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp có địa chỉ được xác định gồm:

Số nhà +tên đường +tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh.

Ví dụ: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hoà Thạnh, Q. Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh

Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Nếu địa chỉ dự định thuê làm trụ sở văn phòng trong tòa nhà, bạn nên kiểm tra xem giấy tờ căn hộ đó có chức năng thương mại/ làm văn phòng hay không trước khi tiến hành ký hợp đồng thuê.


6. Ngành nghề kinh doanh


Theo quy định, doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm và cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động. Như vậy, bạn cần liệt kê tất cả những lĩnh vực dự định sẽ kinh doanh (càng chi tiết, cụ thể càng tốt), các Tư vấn viên sẽ lựa chọn và đăng ký các ngành thích hợp cho bạn.


7. Người đại diện theo pháp luật


“Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.”

Tóm lại Đại diện theo pháp luật (Giám đốc/ Tổng giám đốc/ Chủ tịch…) là người chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là người đại diện cho doanh nghiệp làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, với các cá nhân hoặc tổ chức khác.


8. Vốn điều lệ của doanh nghiệp


Là tổng số tài sản, tiền mà các thành viên/ cổ đông, chủ sở hữu góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày để doanh nghiệp hoạt động. Do doanh nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh.

Số vốn này thể điều chỉnh tăng lên bất cứ khi nào doanh nghiệp muốn và thủ tục cũng rất đơn giản.


B. CHUẨN BỊ HỒ SƠ THÀNH LẬP CÔNG TY

1. Giấy tờ tùy thân


CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân sao y chứng thực không quá 6 tháng và còn hiệu lực của đại diện pháp luật và thành viên góp vốn.

2. Hồ sơ đăng ký



C. THỦ TỤC – QUY TRÌNH – THỜI GIAN THÀNH LẬP CÔNG TY

1. Thủ tục – Quy trình thành lập công ty


2. Thành lập công ty mất bao lâu? (Từ 3 – 25 ngày làm việc)


D. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN BIẾT SAU KHI THÀNH LẬP CÔNG TY



Hi vọng Những điều cần biết khi thành lập công ty trên đã phần nào giải đáp được những thắc mắc của bạn liên quan đến các thủ tục pháp lý khi đăng ký kinh doanh . Hãy gọi cho Tín Việt theo số hotline: (028) 39.733.734 - 39.733.735 để được hỗ trợ miễn phí.


Đính kèm hình: nhung-dieu-can-biet-truoc-khi-thanh-lap-cong-ty[1].jpg (8/4/2021 08:23:22, 229.98 KB) / Lượt tải về 18
https://cho24h.vn/forum.php?mod=attachment&aid=NjA4MzR8MWJmMWExZjF8MTczNDk2MTcyMXwwfDA%3D






  © Copyright 2011-2013 iSoftco®, All rights reserved
Văn phòng công ty: P.16/706, Tòa nhà Thành Công, 57 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội
Tel: (84-4) 37 875018;(84-4) 3555 8604 | Fax: (84-4) 37 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com