Thoái hóa khớp là một bệnh lý có diễn biến âm thầm nhưng lại vô cùng nguy hiểm và có nguy cơ dẫn tới tàn phế suốt đời nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã thống kế, có tới 20% dân số bị mắc thoái hóa khớp, trong đó ở Việt Nam số người mắc bệnh này trên 40 tuổi chiếm khoảng 23.3%. Chính vì vậy, việc tìm hiểu rõ hơn về bệnh thoái hóa khớp sẽ giúp mọi người phòng tránh cũng như tìm ra cách khắc phục bệnh hiệu quả nhất.
Tuổi tác: Ngoài 50 Các tế bào sụn cũ cũng bị giảm dần theo thời gian, chất lượng sụn giữa các khớp với nhau cũng không còn được đàn hồi như ban đầu. Cơ thể không còn khả năng tự tiết dịch nhầy để bôi trơn các khớp. Sau một thời gian, sụn sẽ bị khô, cứng và xuất hiện các vết nứt gây nên tình trạng đau nhức, thậm chí khó khăn trong khi hoạt động.
Di truyền: Yếu tố di truyền cũng có thể xảy ra nhưng khá hiếm gặp. Nếu gia đình bạn đã từng có những bị thoái hóa khớp thì rất có thể bạn cũng sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
Thừa cân: Tình trạng thừa cân kéo dài sẽ dẫn tới tổn thương sụn khớp, về lâu về dài sẽ gây thoái hóa.
Dị tật bẩm sinh về cột sống: Nếu bạn bị một số những dị tật bẩm sinh về cột sống như: công, vẹo cột sống thì điều này sẽ làm thay đổi hình thái bình thường của cột sống, lâu dần sẽ gây nên tình trạng bị thoái hóa.
Nghiên cứu y học đã chỉ ra, có đến 80% trường hợp bị thoái hóa khớp gặp khó khăn khi vận động và 25% trường hợp bị mất đi khả năng vận động bình thường. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng khác như:
Mất ngủ: Các cơn đau do bệnh gây ra thường bộc phát vào ban đêm. Chính vì vậy mà người bệnh rất dễ bị rối loạn giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn, không sâu, gây nên hiện tượng mệt mỏi, chán ăn. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây nên hiện tượng mất ngủ mãn tính làm ảnh hưởng tới sức khỏe, gây suy nhược cơ thể.
Tăng cân: Những cơn đau nhức do bệnh khiến cho các hoạt động của bệnh nhân bị ảnh hưởng. Người bệnh có xu hướng lười vận động hơn, điều này có thể làm tăng nguy cơ bị thừa cân, béo phì và các bệnh liên quan tới tim mạch.
Gai xương: gai xương hình thành sẽ phá vỡ cấu trúc ổn định của khớp gây nên tình trạng viêm khớp, đau nhức, sưng đỏ, ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày.
Teo cơ: Các cơ xung quanh vùng khớp bị tổn thương nếu không được vận động trong thời gian dài sẽ dần suy yếu, gây teo cơ và mất đi khả năng vận động thông thường như co duỗi, cầm nắm, đi đứng.
Xem thêm: Triệu chứng bệnh xương khớp
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị được nhiều người bệnh áp dụng do không cần xâm lấn, xương khớp vận động tương đối linh hoạt sau thời gian điều trị. Ở phương pháp này, sẽ chủ yếu tác động vào các huyệt đạo, giúp tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình cung cấp dinh dưỡng đến các tế bào từ đó đẩy lùi bệnh nhanh chóng, hiệu quả.
Thoái hóa khớp là một quy luật tự nhiên mà không ai có thể tránh khỏi. Tuy nhiên nếu biết cách phòng tránh bạn có thể làm chậm đi quá trình thoái hóa và loại bỏ các bệnh lý nguy hiểm khác liên quan tới thoái hóa khớp. Hãy tuân thủ đúng phương pháp, tăng cường tập luyện thể thao để có thể kiểm soát tốt và cải thiện chất lượng xương khớp của mình một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó bạn có thể liên hệ với tổng đàiKhớp CHAKOqua hotline 0789.445.888 để nhận được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
© Copyright 2011-2013 iSoftco®, All rights reserved Văn phòng công ty: P.16/706, Tòa nhà Thành Công, 57 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội Tel: (84-4) 37 875018;(84-4) 3555 8604 | Fax: (84-4) 37 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com |