Tấm tản nhiệt của tháp giải nhiệt là bộ phận hết sức quan trọng đối với tháp giải nhiệt. Nó được ví như trái tim của tháp tản nhiệt nước, khi bộ phận này bị hư hỏng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất làm việc của tháp. Tháp giải nhiệt cần được kiểm tra, bảo dưỡng định kì, ngay cả khi chúng ta kiểm tra định kì thì tấm tản nhiệt trong tháp vẫn xảy ra hiện tượng đóng cặn, gây tắc nghẽn. Bài viết này Alpha cùng bạn xem xét làm sạch tấm hạ nhiệt trước khi cáu cặn gây hư hỏng không thể phục hồi.
[url=][/url]
Trong quá trình sử dụng lâu dài qua năm thắng các filling tản nhiệt sẽ xảy ra hiện tượng đóng cặn, biến dạng, phát sinh tảo. Do trong nước có chứa nhiều tạp chất và điều kiện môi trường xung quanh tháp làm việc gây phát sinh cáu cặn trong tháp hạ nhiệt. Những điều này sẽ gây ra hiện tượng cặn bẩn trong các khối tấm giải nhiệt và làm giảm hiệu quả giải nhiệt của tháp.
Những cặn bẩn đó, có thể làm giảm hiệu suất và tăng mức tiêu thụ năng lượng của tháp giải nhiệt của bạn. Cần được xử lý ngay trước khi cáu cặn làm ảnh hưởng đến tháp giải nhiệt.
Các nguyên nhân dẫn đến cáu cặn tấm tản nhiệtNguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là:
Do vi sinh vật bám lên bề mặt tấm tản nhiệtTrong các nguồn nước tự nhiên, nguồn nước nào cũng đều chứa các loại tạp chất vô cơ. Có thể kể đến là: các hạt bụi, cát, các hạt cây cỏ… Chúng chảy theo dòng nước đi vào tháp rồi đi theo đường ống đến pet phun xuống các khối màng lọc hạ nhiệt. Các tạp chất này sẽ dám dính lên các bề mặt tấm giải nhiệt, lâu ngày sẽ phát sinh tảo, cáu cặn. Là môi trường lý tưởng cho vi sinh vật sinh sống.
Vi sinh vật bám dính trên tấm tản nhiệtNguyên nhân thứ hai cần chú ý là:
Môi trường làm việc xung quanh tháp giải nhiệtTháp giải nhiệt của bạn làm việc trong môi trường nhiều khí bụi cũng xảy ra cáu cặn tấm hạ nhiệt của bạn. Khi tháp hạ nhiệt lấy gió thổi vào, các hạt bụi sẽ theo luồng gió đi cùng vào bên trong tháp. Lâu ngày cũng sẽ gây lên các cáu cặn tấm tản nhiệt do bụi gây ra.
Bụi bẩn gây ảnh hưởng đến bề mặt làm việc tấm hạ nhiệtSự kết tủa chất chất hóa học trong nướcTrong nước tự nhiên chứa rất nhiều các chất hóa học khác nhau. Khi có môi trường xúc tác là nhiệt độ, các chất hóa học này sẽ kết hợp với nhau tạo thành kết tủa ba zơ. Các kết tủa này sẽ bám dính vào bề mặt làm việc của tấm giải nhiệt. Tạo thành cáu cặn tấm tản nhiệt làm giảm hiệu suất làm việc của khối đệm cũng như tháp giải nhiệt công nghiệp.
Kết tủa của bazo bám vào fillingẢnh hưởng cáu cặn đến tấm tản nhiệt tháp giải nhiệtCáu cặn tấm tản nhiệt bám dính lâu ngày lại nhiều, độ dày đặc cao. Làm giảm hiệu suất hoạt động, giảm tuổi thọ tấm hạ nhiệt, tăng chi phí bảo trì có khi phải thay mới hoàn toàn. Ảnh hướng đến tháp giải nhiệt, giảm hiệu quả giải nhiệt của tháp, tăng chi phí sử dụng điện năng.
Cần cố gắng hết sức để ngăn chặn sự lắng đọng xảy ra. Xem xét chất lượng nước đầu vào, kiểm soát vi sinh, sự có mặt hoặc không có thiết bị tiền xử lý và khả năng các chất bẩn bên ngoài có thể xâm nhập vào tháp do nhiễm bẩn trong không khí hoặc rò rỉ chất lỏng quá trình làm việc.
Bài viết trên tháp giải nhiệt Alpha đã cùng bạn tìm hiểu về một số nguyên nhân dẫn đến cáu cặn gây tắc nghẽn tấm tản nhiệt, bạn đọc có câu hỏi hoặc thắc mắc vui lòng liên hệ thông tin bên dưới. chúng tôi rất vui khi được hỗ trợ và tư vấn.
Xem thêm các bài viết hữu ích khác:
Hướng dẫn thay thế tấm tản nhiệt
Tháp giải nhiệt và máy đá viên là đôi bạn thân?
7 bước vệ sinh tháp giải nhiệt
Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt Vuông (Model: APC-S)
© Copyright 2011-2013 iSoftco®, All rights reserved Văn phòng công ty: P.16/706, Tòa nhà Thành Công, 57 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội Tel: (84-4) 37 875018;(84-4) 3555 8604 | Fax: (84-4) 37 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com |