Cường giáp là căn bệnh không còn quá xa lạ với chúng ta hiện nay. Đây là căn bệnh do tuyến giáp sản xuất nhiều hormone gây nên nhiều rối loạn cho cơ thể. Bệnh thường gặp nhiều ở nữ giới và có nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về Bệnh cường giáp.
Bệnh cường giáp thường gây nhiều triệu chứng và biến chứng khác nhau vì tuyến giáp liên quan rất nhiều đến hoạt động của các mô, cơ trong cơ thể:
1. Sụt cân không rõ nguyên nhân
Cân sụt nhanh mặc dù vẫn ăn bình thường có khi ăn nhiều hơn. Có khi tăng cân bất thường ở một số người trẻ
2. Tính cách thay đổi thấy thường
Bệnh nhân sẽ hay cáu gắt, căng thẳng và kích thích hơn bình thường. Ngoài ra, có thể dễ khóc, mất tập trung, cơ thể luôn mệt mỏi và khó ngủ.
3. Rối loạn điều hòa nhiệt
Người bệnh có biểu hiện sợ nóng, da nóng ẩm và sốt nhẹ . Cơ thể tiết nhiều mồ hôi, nhất là vùng bàn tay và thường khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều.
4. Rối loạn tiêu hóa
Bệnh nhân mắc cường giáp hường đi tiểu nhiều lần trong ngày, có khi còn bị tiêu chảy kéo dài.
5. Rối loạn nhịp tim
Khi mắc bệnh cường giáp người bệnh có biểu hiện tim đập nhanh, thường trên 100 lần/ phút. Hồi hộp trống ngực, suy tim.
6. Run đầu chi
Bệnh nhân sẽ bị run các đầu chi nên rất khó làm được các công việc cần sự khéo léo như viết chữ, may vá,... Tình trạng này sẽ tăng lên khi bệnh nhân cố gắng tập trung làm việc hoặc xúc động. Triệu chứng này thường xuất hiện ở tay, và rất khó phát hiện bằng mắt thường vì run rất nhẹ.
7. Bướu giáp, có thể lồi mắt
Bướu giáp thường lớn lan tỏa cả hai thùy, hoặc thùy này lồi lớn hơn ở thùy kia. Tình trạng này xảy ra do tuyến giáp tiết hormone thyroxin nhiều quá mức, kích thước cơ quan này cũng to lên. Ngoài ra còn phù quanh mắt, phù kết mạc, lồi mắt, mắt nhìn lên và liếc ngang không được.
Điều trị bằng thuốc
- Methimazole và propylthiouracil: Những thuốc kháng giáp này ức chế hoạt động peroxidaza tuyến giáp, làm giảm sự hình thành iodide, và làm giảm phản ứng ghép cặp. Propylthiouracil liều cao cũng ức chế chuyển đổi T4 thành T3 ở ngoại vi. Khoảng 20 đến 50% bệnh nhân bị bệnh Basedow thuyên giảm bệnh sau giai đoạn từ 1 đến 2 năm điều trị bằng một trong hai loại thuốc
- Thuốc chẹn beta: Thuốc chẹn beta sẽ không làm tuyến giáp ngừng sản xuất hormone nhưng có thể giúp giảm triệu chứng cho đến khi các phương pháp điều trị khác có hiệu lực.
Phương pháp phóng xạ
Bệnh nhân được điều trị với uống iod phóng xạ (Iod 131). Phương pháp này an toàn cho bệnh nhân trên 40 tuổi, thể trạng yếu không cho phép điều trị nội khoa hay phẫu thuật. Không được dùng cho thai phụ, trẻ em vì nguy cơ đột biến gen.
Phẫu thuật
Phẫu thuật được chỉ định cho những bệnh nhân bị bệnh Basedow có cường giáp tái phát sau liệu trình thuốc kháng giáp và những người từ chối iốt-131, những bệnh nhân không thể dung nạp thuốc kháng giáp, những bệnh nhân có bướu giáp rất lớn, và ở một số bệnh nhân trẻ tuổi có bướu nhân độc và bướu đa nhân. Phẫu thuật có thể được thực hiện ở bệnh nhân cao tuổi có bướu giáp nhân khổng lồ. Và bệnh cường giáp sẽ được chữa khỏi bằng cách
Thông tin liên hệ: Đa khoa Miền Trung
© Copyright 2011-2013 iSoftco®, All rights reserved Văn phòng công ty: P.16/706, Tòa nhà Thành Công, 57 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội Tel: (84-4) 37 875018;(84-4) 3555 8604 | Fax: (84-4) 37 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com |