Tiêu đề: Tất tật những điều bạn nên biết về sụn khớp gối [In trang] Thành viên: Touyayukito Thời gian: 13/12/2022 13:35:50 Tiêu đề: Tất tật những điều bạn nên biết về sụn khớp gối
Một trong những thành phần vô cùng quan trọng của khớp gối đó chính là sụn khớp gối. Vậy sụn khớp gối có cấu tạo như nào, vai trò ra sao, có thể xảy ra các biến chứng bệnh gì trong cuộc sống hàng ngày?
Sụn khớp gối là gì? Vai trò của sụn khớp gối
Sụn khớp gối là các lớp sụn nằm ở giữa xương đùi và xương chày đồng thời ở giữa các khớp gối. Sụn có hình bán nguyệt, gồm sụn chêm trong và sụn chêm ngoài.
Sụn chêm trong hoặc bên ngoài thường có bề dày từ 3mm - 5mm. Hình dạng chính xác của sụn chêm trong là hình chữ C, còn sụn chêm ngoài là hình chữ O. Đây là bộ phận đặc biệt quan trọng không thể thiếu đối với khớp gối.
Vai trò của sụn khớp gối chính là công cụ hỗ trợ giảm xóc đồng thời hấp thu cũng như phân tán đều các lực lên đầu gối. Từ đó tạo ra sự chắc chắn cho khớp gối trong quá trình di chuyển, vận động hàng ngày.
Bên cạnh đó, sụn khớp gối còn giúp phân bổ đều dịch bôi trơn, tạo ra sự ma sát tương hợp giữa hai mặt tiếp xúc. Lấp đầy các cơ khớp gối, tránh bị bao hoạt hoặc mắc kẹt vào khẽ khớp.
Chứng rách sụn chêm khớp gối ngày càng diễn ra phổ biến chứng không còn hiếm gặp như trước. Có thể bị rách sụn chêm ngoài hoặc rách sừng trước, sừng sau hoặc sụn chêm trong, vùng vô vạch. Nguyên nhân chính do các chấn thương bởi tai nạn hoặc chạy nhảy quá mức. Rách sụn chêm khớp gối thường có các dấu hiệu nhận biết như sau:
- Ngay khi vừa bị rách sẽ phát ra tiếng nổ.
- Đầu gối bắt đầu đau và sưng lên, đồng thời khớp gối bị kẹt.
- Mỗi lần vận động sẽ có các tiếng lạo xạo, lục cục.
- Rất khó khăn trong việc co duỗi khớp gối, đi lại, vận động.
- Khi ấn tay vào khe khớp gối sẽ xuất hiện tình trạng đau nhức.
Chứng bào mòn sụn khớp gối
Chứng bệnh bào mòn sụn khớp gối không chỉ diễn ra ở người già mà còn phát hiện rất nhiều ở những người trẻ. Tình trạng bề mặt sụn khớp gối bị bào mòn ảnh hưởng đến quá trình di chuyển hàng ngày.
Khi sụn gối bị bào mòn sẽ khiến cho dây chằng và các khớp gối không còn độ dẻo dai và đàn hồi. Bên cạnh đó còn khiến cho khớp gối phát ra những tiếng kêu khó chịu.
Có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng bào mòn sụn khớp gối. Nguyên nhân đầu tiên là áp lực quá tải khiến sụn khớp giải phóng ra những enzym giảm lực. Tuy nhiên, các enzym này cũng ảnh hưởng phá hủy bề mặt sụn khớp. Nguyên nhân thứ hai là quá trình tiết dịch nhờn của khớp gối không đều, tiết ít hoặc không tiết. Sụn khớp không có dịch nhờn khi ma sát sẽ cọ xát là tự vỡ bề mặt.
Tái tạo sụn khớp gối là tình trạng cơ thể tự sửa chữa các hư tổn liên quan đến sụn khớp gối. Phục hồi các hư tổn như sụn khớp gối bị bào mòn, sụn khớp gối bị vỡ, sụn khớp gối có dấu hiệu chuẩn bị chêm trong, chêm ngoài. Nếu như cơ thể không thể tự tái tạo, con người có thể sử dụng các biện pháp tác động bên ngoài. Trong đó, điển hình phải nói đến các thuốc tái tạo sụn khớp gối.
Khi nào nên mổ sụn khớp gối
Rất nhiều người lo lắng, thắc mắc khi nào bắt buộc phải mổ sụn khớp gối. Câu trả lời là khi sụn khớp gối bị rách chêm trong hoặc chêm ngoài. Lúc chêm trong, chêm ngoài bị rách sẽ rất khó tái tạo, phục hồi. Lúc này, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị là cắt bỏ sụn chêm để thay thế mới hoặc khâu sụn chêm. Tuy nhiên, phương pháp này có thể xảy ra một số biến chứng xấu.
Đầu tiên là tình trạng khớp đau nhức dữ dội. Thứ hai là tứ đầu đùi bị teo cơ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đi lại. Người bệnh mỗi khi duỗi chân, vận động sẽ cảm thấy đau và khó thực hiện. Biến chứng thứ ba là hư khớp gối, thứ tư là nhiễm khuẩn. Cuối cùng là gây sưng hoặc ảnh hưởng đến một số bộ phận khác xung quanh trong khoảng 2 tuần đầu tiên.
Nếu như thấy các cơn đau, vận động khó khăn vùng khớp gối bạn cần đến các phòng khám uy tín để thăm khám, điển hình như Dr.Allen Chiropractic. Các bác sĩ Mỹ với hơn 20 năm kinh nghiệm sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị an toàn, tiết kiệm, hiệu quả nhất.