IIoT (Industrial Internet of Things) hay còn gọi là Công nghiệp 4.0 là việc ứng dụng IoT trong ngành công nghiệp sản xuất. IIoT sẽ cách mạng hóa trong việc sản xuất; nhờ việc thu thập và truy cập vào nguồn dữ liệu khổng lồ; với tốc độ lớn hơn và hiệu quả hơn nhiều trước đây. Nhiều công ty đã đi đầu trong việc áp dụng IIoT bằng cách sử dụng các thiết bị có kết nối mạng; và trí tuệ nhân tạo trong nhà máy.
IIoT đề cập đến việc sử dụng dữ liệu và các công nghệ tập trung vào kết nối để tăng cường hoạt động sản xuất hàng ngày . Trong vài năm qua, các xu hướng chuyển đổi số như điện toán đám mây; dữ liệu lớn; cảm biến; tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) đã thay đổi hoàn toàn những gì có thể trong lĩnh vực sản xuất.
Vai trò của Industrial Internet of Things?Xem chi tiết: IoT là gì?
Vai trò của Industrial Internet of Things là giúp con người phát triển sự thông minh của các hệ thống và thiết bị bằng cách chia sẻ dữ liệu qua tín hiệu; tạo ra sự liên kết giữa các thiết bị bên trong một nhà máy. Ngoài ra việc áp dụng IIoT còn giúp kết nối các nhà máy với nhau; cho phép nhà máy không chỉ đáp ứng các mục tiêu trước mắt; mà còn có thể dự đoán được những thách thức trong tương lai.
Ứng dụng IoT để tự động hoá trong sản xuấtỨng dụng giải pháp IIoT trong sản xuất công nghiệp có thể hình dung đơn giản là: máy móc trở nên thông minh hơn nhờ được gắn những cảm biến; được kết nối internet và liên kết với nhau qua một hệ thống để có thể tự động nắm bắt toàn bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra quyết định; sản phẩm cũng chất lượng hơn nhờ các cảm biến; thông báo cho máy móc biết chúng cần được xử lý như thế nào.
Các thiết bị trong sản xuất làm việc với nhau qua mạng không dây hoặc thông qua đám mây; các cảm biến có cơ cấu hoạt động và điều khiển cho phép máy móc liên kết với nhau; liên kết đến các hệ thống mạng khác và giao tiếp với con người. Phần lớn các công ty sản xuất đang xem số hóa như là một yếu tố trong chiến lược sản xuất của họ.
Có nhiều cách tiếp cận để tự động hóa và số hóa nhà máy. Một hạ tầng IIoT bao gồm những cảm biến; các hệ thống mạng và phần mềm;… được thiết lập tại những bộ phận nhà máy bằng rất nhiều cách khác nhau. Thông thường chủ nhà máy sẽ đầu tư vào việc mua các cảm biến; hệ thống mạng và phần mềm để quản lý độc lập. Tuy nhiên, IIoT cho phép giám sát từ xa và mô hình doanh nghiệp mới khuyến khích sự hợp tác và có thể đầu tư mà không cần nhiều vốn.
Ứng dụng IIoT trong nhà máy sẽ tiết kiệm được thời gian, cải thiện năng suất, tăng hiệu quả và tiết kiệm.
Lợi ích của IIoT là gì?Có thể bạn sẽ quan tâm: Các giải pháp Giải pháp IoT mà ECO-SMART đang cung cấp
IIoT đã biến đổi bộ mặt truyền thống của nhà máy thông qua các quy trình hợp lý hóa và tối đa hóa năng suất sản xuất. Những lợi ích chính mà giải pháp IoT có thể mang lại cho ngành sản xuất là gì?
Những thách thức khi triển khai IIoT là vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất. Có thể nhìn thấy sự liên kết và bảo mật là 2 thách thức lớn nhất khi muốn áp dụng IIoT. Theo ông Margaret Rouse chuyên về công nghệ cho biết: “mối quan ngại lớn nhất xung quanh IIoT là tính liên kết giữa các thiết bị và máy móc sử dụng giao thức khác nhau.”
Các doanh nghiệp cần đảm bảo an toàn tuyệt đố về dữ liệu của mình. Việc sử dụng nhiều cảm biến và các thiết bị kết nối mạng khác; có thể dẫn đến nhiều lỗ hổng về bảo mật. Vì vậy mà MQTT (Message Queuing Telemetry Transport) sẽ càng phổ biến hơn bởi đây là giao thức rất an toàn.
-----------------
TP HCM: 41 Thép Mới, phường 12, Quận Tân Bình
Hà Nội: Tầng 6, Số 12X5, Phố Dương Khuê, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Đà Nẵng: 59 Lý Nhân Tông, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
Cần Thơ: C2 đường 14B KTĐC TTVH Tây Đô, P. Hưng Thạnh, Quận Cái Răng, TP Cần Thơ
Hot line: 0903 608 602
website: https://eco-smart.biz
https://eco-smart.biz/iiot-la-gi-loi-ich-cua-iiot/
© Copyright 2011-2013 iSoftco®, All rights reserved Văn phòng công ty: P.16/706, Tòa nhà Thành Công, 57 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội Tel: (84-4) 37 875018;(84-4) 3555 8604 | Fax: (84-4) 37 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com |