Tiêu đề: Tìm hiểu lịch sử bí ẩn về Lâu đài Vạn Hoa Hải Phòng [In trang] Thành viên: PhanBachHue Thời gian: 26/9/2014 15:45:01 Tiêu đề: Tìm hiểu lịch sử bí ẩn về Lâu đài Vạn Hoa Hải Phòng
Mỗi khi đến với thành phố Hải Phòng, người ta thường nhớ đến hai đặc trưng nổi bật nhất của cái thành phố duyên hải nổi tiếng này đó là thành phố Hoa phượng đỏ, và thành phố cảng. Tháng 10, khi chúng tôi về làm phim ở đây, những mùa phượng vĩ đã đi qua nhưng hình ảnh về một thành phố cảng thì mùa nào cũng hiện hữu. Dẫu vậy, sự náo nhiệt đầy năng động của những cảng biển hay thậm chí những đổi thay lớn lao của gương mặt phố phường chưa phải là mục đích của chuyến đi này. Câu chuyện mà chúng tôi sắp kể là một góc khuất chìm của thành phố cho dù nó đã từng hiện hữu ở đây hơn 1 thế kỷ qua. Chuyện về một tòa lâu đài ở quận ĐỒ SƠn có tên: lâu đài Vạn Hoa. Quận Đồ Sơn được nhắc đến như một địa danh du lịch nổi tiếng của Hải Phòng, với 3 khu nghỉ dưỡng và tắm biển, là khu 1, khu 2, và khu 3. Vì nhiều lý do khác nhau, một vài thập niên trước, khu 2 và khu 3 là những đặc khu không phải ai muốn cũng vào được. Chính ở vùng đặc khu này là nơi tọa lạc của lâu đài Vạn Hoa. Chính xác hơn, lâu đài nằm ở mỏm cuối cùng của bán đảo Đồ Sơn. Thật kỳ lạ khi một tòa lâu đài tráng lệ như thế này lại nằm cận kề thành phố và giữa vùng du lịch mà cho đến tận hôm nay vẫn ẩn dấu bao điều bí ẩn. Những câu hỏi như, ai là chủ nhân thực sự của lâu đài, ai xây dựng, hoặc chức năng của tòa lâu đài này suốt gần thế kỷ qua là gì. ... Thì ngay cả những người dân Hải PHòng không phải ai cũng biết, nhưng có một người biết rất rõ về câu chuyện này. Đó là ông Quản Đức Khiêm ở số nha 31, Tô Hiệu, Hải Phòng - nguyên thư kí riêng của bí thư thành ủy Đoàn Truy Thành.
Ta cùng nghe câu chuyện của ông: Tôi có một câu chuyện về cuộc gặp gỡ không bao giờ quên. Một hôm ở trụ sở Đảng, tôi được tiếp một ông khách đặc biệt, ông tên là Trần Tuấn Cảnh, người làng Đông Khê, xã Đông Hải huyện An Hải - Hải Phòng. Ông đến để xin gặp đồng chí bí thư thành ủy xin lại lâu đài Vạn Hoa ở khu du lịch Đồ SƠn. Ông Trần Tuấn Cảnh khẳng định rằng, ông ấy là cháu ruột của bà Trần Thị Bé - người xây dựng và là chủ sở hữu của lâu đài ấy. Ông có đầy đủ các giấy tờ bằng khoán thổ trạch bản vẽ thiết kế, giấy phép xây dựng và toàn bộ các giấy tờ kèm theo có liên quan đến tòa lâu đài. Kể cả bản ủy quyền sau khi bà Bé đã đi nước ngoài cho ông. Tất cả các giấy tờ đó thuộc chính quyền thuộc Pháp cũ cấp và chứng nhận.
Xem bài viết đầy đủ: http://khachsanvuhuong.vn/?act=43/diem-du-lich-giai-tri/kham-pha-viet-nam-tap-4-lau-dai-van-hoa/