Các khu công nghiệp(KCN) phát triển ở nước ta trong những năm gần đây đã góp phần tích cực vào sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên,việc hình thành và phát triển các KCN còn đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết,đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải công nghiệp từ các KCN.
Rác thải côngnghiệp là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất các nhà máy, xínghiệp. Có 2 loại chất thải công nghiệp:
- Chất thải rắnnguy hại: dễ cháy nổ, gây ngộ độc cho sức khỏe con người và dễ ăn mòn nhiều vậtchất khác.
- Chất thải rắnkhông nguy hại.
Ðộ độc hại của cácchất thải rất khác nhau. Có chất gây nguy hiểm cho con người như các chất cháycó điểm cháy thấp, các chất diệt côn trùng, các vật liệu clo hoá phân huỷ chậm,có chất gây tác động nhỏ hơn nhưng khối lượng của nó lại là vấn đề lớn như cácchất thải hầm mỏ, xỉ, thạch cao phốt phát cũ hoặc các sệt hydroxyt khác.
Những chất thải cóchứa những hoá chất không tương hợp có thể gây nổ, bắt cháy. Tiếp xúc với axíthoặc kiềm mạnh gây bỏng da. Da hấp thụ một số thuốc trừ sâu có thể gây ngộ độccấp tính. Những thùng, hòm chứa chất thải hoá chất nếu không được xử lý, để bừabãi vào nơi không được bảo vệ tốt có thể gây các tai nạn ngộ độc nghiêm trọng.
Theo các chuyên giavề môi trường, một số chất thải nguy hại như chất phóng xạ, dầu nhờn, phốt pho,thuốc trừ sâu hay cả chất thải y tế… nếu đem chôn lấp sẽ rất nguy hiểm cho conngười. Chẳng hạn thuốc trừ sâu nếu đem chôn xuống đất sẽ lan trong đất, ngấmvào mạch nước ngầm. Người sử dụng nguồn nước này sẽ bị ung thư.
Việc xử lý chấtthải công nghiệp độc hại ở nước ta đã được quan tâm của các cơ quan. Nhưng thựctế cho thấy, các hoạt động dường như “muối bỏ bể”, những vấn đề cần xử lý tậngốc còn tồn tại rất nhiều. Một trong số đó chính là sự thiếu ý thức, tráchnhiệm của các doanh nghiệp (DN) xử lý chất thải công nghiệp.
Việc xử lý rác thảicông nghiệp ở các KCN đang diễn ra khá lộn xộn. Các DN giao khoán hợp đồng xửlý rác thải cho các đơn vị đảm nhiệm thiếu sự kiểm tra, giám sát. Nhiều DN mangdanh thu gom, xử lý chất thải lại chính là thủ phạm phát tán chất thải: phânloại chất thải, những chất có thể tái chế được thì tận dụng, còn chất thải độchại thì lén lút thải ra môi trường hoặc trộn lẫn trong rác thải sinh hoạt rồiđem chôn lấp. Các nhà máy tự xử lý rác thải phần lớn chưa phân loại rác và chưacó thiết bị xử lý phù hợp với mức độ nguy hại, do đó chỉ có những rác thải ítgây ô nhiễm mới xử lý được, còn lại các rác thải công nghiệp nguy hại thì việcxử lý bằng hệ thống xử lý rác thải thông thường đều không có tác dụng.
Các DN do có mặtbằng rộng nên chôn lấp rác tại chỗ để giảm chi phí. Thêm vào đó, nhiều DN sảnxuất cấu kết với các DN xử lý chất thải nguy hại để ký hợp đồng khống. Thựcchất họ thuê xe chở đổ ra môi trường. Hoặc có những đơn vị nhận chuyển giao vớigiá thấp sau đó đổ vào những khu đất trống rồi đốt hoặc đơn giản là chất đốngđể đó. Thậm chí, dùng xe ép rác để đổ vào các bô rác, trạm trung chuyển nhànước lại phải bỏ tiền ngân sách ra xử lý số chất thải này.
Trong những nămtới, lượng chất thải rắn tại các KCN trên địa bàn cả nước có xu hướng tăngnhanh theo số lượng DN đến đầu tư dự án tại các KCN. Vì vậy, việc tăng cườngcông tác quản lý chất thải rắn và nguy hại ở các KCN từ chủ nguồn thải đến đơnvị thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý cần được theo dõi chặt chẽ, để chấtthải công nghiệp được đưa đi xử lý triệt để.
Tags: vesinh cong nghiep
© Copyright 2011-2013 iSoftco®, All rights reserved Văn phòng công ty: P.16/706, Tòa nhà Thành Công, 57 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội Tel: (84-4) 37 875018;(84-4) 3555 8604 | Fax: (84-4) 37 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com |