Diệp hạ châu ( cây chó đẻ) là loài cây dại mọc hoang khắp nơi mang nhiều công dụng chữa bệnh nhưng công dụng đáng chú ý nhất là giải độc, chữa viêm gan, và làm tiêu mỡ máu.
Diệp hạ châu có nhiều loại, trong đó códiep ha chau thân đỏ (Diệp hạ châu ngọt) họ thầu dầu phân bố khắp các vùng nhiệt đới, mọc hoang ở các bờ ruộng, ven đường, bìa rừng, khu đất bỏ hoang, dễ dàng bắt gặp ở các khu đất ẩm ở nhiều nơi khắp nước ta và có tên gọi Phyllanthus urinaria. Thân cây có màu hanh đỏ và hơi đậm màu nơi gốc cuống cành, cây có nhiều nhánh nhỏ, phiến lá màu xanh hơi đậm, dài và dày hơn cây chó đẻ thân xanh. Vào mùa mưa, thân cây lại hầu như không có màu đỏ
Diệp hạ châu thân đỏ có vị ngọt hơn cây chó đẻ thân xanh, dược tính không mạnh bằng cây chó đẻ thân xanh nên ít được lựa chọn khi sử dụng, nhưng dù vậy trong cây lại có những dược tính tốt nhất định.
Diệp hạ châu ngọt có các thành phần flavonoid, alkaloid phyllanthin, các hợp chất phylteralin, hypophyllanthin, niranthin với các thành phần hóa học chính phyllanthin.
Diệp hạ châu ngọt (diệp hạ châu thân tím) với tính mát có tác dụng:
– Diệt khuẩn, diệt nấm do có các thành phần: acid phenolic và flavonoid có trong Diệp hạ châu ngọt
– Có tác dụng khôi phục các chức năng gan, điều hòa huyết áp, chữa viêm răng, các bệnh lien quan đến đường tiêu hóa.
– Làm lợi tiểu, chữa lở ngứa, mụn nhọt, nóng trong, làm mát cơ thể, diệt khuẩn vius viêm gan.
– Trong cây Diệp hạ châu ngọt có các thành phần được sử dụng để chế thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ tra mắt, do khả năng tiêu diệt một số vi khuẩn, nấm ở mắt
Dù chưa có báo cáo gì về tác dụng bất lợi của cay diep ha chau nhưng cũng cần thận trọng, không sử dụng trong thời gian quá dài. Cần kết hợp với chế độ ăn hạn chế đồ nóng, không sử dụng bia rượu, ăn ít mỡ, nhiều rau quả, tăng vận động để thuốc có tác dụng nhanh và tốt nhất.