Diệp hạ châu hay cây chó đẻ là một loài cây cỏ mọc rải rác trên khắp nước ta, nhất là các ven đường,bờ ruộng, bìa rừng, đồi, núi ngay cả những kẽ nứt mà bên dưới có đất ẩm cây cũng có thể mọc lên được. cây thường mọc xen kẽ và lẫn vào với các loại cỏ dại khác nên với các dấu hiệu nhận biết sau để phân biệt được đâu mới là cây chó đẻ có tác dụng chữa bệnh.
Loài cây này tùy từng địa phương mà có nhiều tên gọi khác nhau như: cây cam kiềm, diệp hòe thái, cây kiềm vườn, trân châu thảo, lão nha châu,…nhưng phổ biến nhất là cây chó đẻ thân xanh nhưng có tên khoa học là Phyllanthus, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae.
Mô tả: Thân cây màu xanh lục, cao khoảng 30cm- 80cm, có các lá mọc so le nhau, hình bầu dục, các phiến lá thì nhỏ giống như hình lông chim.
Thành phần: cay diep ha chau có chứa các hoạt chất Phyllanthine, alkaloids, flavonoids và hypothyllanthine,.. và một số các enzyme. Diệp hạ châu thu hái về dùng tươi hay khô đều được, nhưng để dùng lâu dài nên phơi khô để dùng.
Theo Đông y: Cây có vị đắng, hơi ngọt, tính mát, hay sử dụng với các thảo dược khác để chữa bệnh trong đó có dau da day. Có nhiều phương cách sử dụng tiện lợi: Dạng trà túi lọc,viên nang, viên bao đường,…
Tác dụng dược lý:
– Chữa và điều trị viêm gan B, suy gan, cảm lạnh, chữa viêm túi mật, sốt rét, kiết lỵ, thương hàn.
– Chữa viêm gan, vàng da, làm mát gan, giải độc gan, tăng cường chức năng gan, tái tạo các tế bào gan.
– Trị ho hen, lao, kiết lỵ, lậu, viêm phế quản, viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai.
Lưu ý : Mặc dù chưa có báo cáo nào về tác dụng bất lợi của thuốc trên phụ nữ có thai, cũng cần thận trọng khi sử dụng Diệp hạ châu trên phụ nữ có thai thời kỳ đầu. Điều quan trọng là cần có sự phối hợp của chế độ ăn ít mỡ, nhiều rau quả và năng vận động.