Tiêu đề: Cách dùng thuốc với bệnh dạ dày đại tràng với phụ nữ mang thai [In trang] Thành viên: chichi90 Thời gian: 15/11/2015 18:22:00 Tiêu đề: Cách dùng thuốc với bệnh dạ dày đại tràng với phụ nữ mang thai
Bệnh dạ dày và bênh viêm đại tràng không những sảy ra với những người khỏe mạnh mà nó còn có nhiều nguy cơ sảy ra với trẻ em và phụ nữ khi mang thai , trường hợp này cần đặc biệt chú ý bởi bệnh nhân không chỉ bị ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn bị ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé sau này , vậy dùng thuốc chữa bệnh viêm đại tràng hay chữa viêm loét dạ dày ở phụ nữ mang thai cần chú ý điều gì ?
Những loại thuốc tây y điều trị bệnh viêm đại tràng cho phụ nữ mang thai :
Còn tùy thuộc vào mức độ của người mắc viêm đại tràng mà việc điều trị được tiến hành theo cách khác nhau. Các bác sĩ sẽ kiểm soát bệnh bằng một số loại thuốc đặc trị bệnh viêm đại tràng mà không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của thai nhi như:
- Thuốc kháng viêm: Thuốc chống viêm thường là bước đầu tiên trong điều trị các bệnh viêm ruột.
- Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch: Các thuốc này cũng làm giảm viêm, nhưng mục tiêu là hệ miễn dịch hơn là điều trị nội tại viêm.
- Thuốc kháng sinh: Những người có viêm loét đại tràng sốt có thể sẽ được cho thuốc kháng sinh để giúp ngăn ngừa hoặc kiểm soát lây nhiễm.
- Thuôc chống tiêu chảy: tiêu chảy là một triệu chứng đặc trưng của viêm đại tràng vì thế nên việc điều trị triệu chứng này tránh tình trạng mất nước ở cơ thể là việc cần thiết. Bổ sung chất xơ như bột psyllium (Metamucil) hoặc methylcellulose (Citrucel) có thể giúp làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiêu chảy nhẹ đến trung bình. Đối với tiêu chảy nặng hơn, có thể dùng loperamide (Imodium).
- Các loại thuốc giảm đau: Theo các bác sĩ chuyên khoa thì đối với đau nhẹ, bác sĩ có thể cho dùng acetaminophen. Không sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin…) hoặc naproxen (Aleve). Đây là những thuốc khả năng làm cho các triệu chứng nặng hơn.
- Nên bổ xung chất sắt: Nếu có chảy máu đường ruột mãn tính, có thể phát triển bệnh thiếu máu thiếu sắt. Việc bổ sung sắt có thể giúp khôi phục lại mức độ sắt bình thường và giảm thiếu máu.
Với bệnh đau dạ dày thì sao ? Trong khi mang thai và cho con bú tốt nhất là giữ gìn sức khoẻ tốt để không phải dùng thuốc. Trong quá trình mang thai bất kỳ loại thuốc uống hay tiêm nào đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- 3 tháng đầu thai kỳ: Là giai đoạn hình thành các cơ quan (tim, thần kinh trung ương, tay, chân…). Một số thuốc cản trở sai lệch quá trình này gây ra dị tật, quái thai.
- 3 tháng giữa thai kỳ: Giai đoạn trưởng thành và hoàn thiện. Giai đoạn này thai ít nhạy cảm với thuốc nên ít bị gây hại. Tuy nhiên vẫn có những bộ phận tiếp tục biệt hóa như hệ thần kinh và sinh dục bên ngoài nên thuốc có thể gây hại cho các bộ phận này.
- 3 tháng cuối thai kỳ: Là giai đoạn các bộ phận của thai đã hình thành đầy đủ nhưng chưa hoàn thiện như gan chưa làm tốt chức năng chuyển hóa, thận chưa làm tốt chức năng đào thải. Trong khi đó nhau thai đã thay đổi (mỏng đi) nên nhiều thuốc có thể thấm ồ ạt vào thai. Giai đoạn này thuốc gây hại cho thai, cho trẻ sinh ra và cho cả mẹ khi sinh nở.
- Nếu bắt buộc phải dùng thuốc thì không nên tùy tiện, phải được sự đồng ý của bác sĩ và uống thuốc theo toa như quy định.
- Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, tốt nhất, các mẹ nên sử dụng một số loại thảo dược từ thiên nhiên, có tác dụng thanh nhiệt, giảm tiết dịch acid trong dạ dày, giúp giảm đi những cơn đau và làm lành các vết loét ở thành niêm mạc dạ dày. Nếu không có thời gian điều chế, các mẹ có thể sử dụng trực tiếp các sản phẩm chức năng chiết xuất từ thảo dược tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày, có thể sử dụng lâu dài mà hoàn toàn không gây ra tác dụng phụ.