Tiêu đề: Làm quen với văn hóa của người Nhật [In trang] Thành viên: TrangAnh123 Thời gian: 30/3/2016 12:12:14 Tiêu đề: Làm quen với văn hóa của người Nhật
1. Cúi đầu để bày tỏ sự tôn trọng người khác
Cúi đầu được xem là một dạng nghệ thuật ở Nhật bản và học sinh được học tập hành vi tôn kính này ngay từ lúc chúng bắt đầu vào trường học. Đối với du khách, một động tác cúi đầu đơn giản hơi nghiêng hay cúi đến thắt lưng là cả một vấn đề. Cúi đầu càng thấp khi địa vị hay tuổi tác của người đối diện càng cao. Nếu với bạn bè, chỉ cần nghiêng 30 độ là đủ, nhưng đối với một quan chức công ty thì cần cúi đến 70 độ.
2. Tác phong tại bàn ăn
Nếu bạn dự một bữa tiệc tối, lấy nước uống rồi thì hãy chờ chủ trì bữa tiệc phát biểu xong đã để cùng nâng ly và hét lên một tiếng Kampai (giống như “dzô” thay lời chúc).
Nếu người bồi trao cho bạn một tấm khắn ướt nhỏ tại các nhà hàng Nhật Bản thì bạn hãy dùng nó lau tay trước khi ăn, sau đó gắp chúng lại cẩn thận và đặt chúng sang một bên. Đừng dùng khăn này làm khăn ăn (napkin) hay để lau bất cứ phần nào trên mặt của bạn.
Ngay trước khi ăn, bất chấp là bữa tiệc 7 món hay chỉ ăn một món tại siêu thị, bạn hãy lễ phép nói câu “itadakimasu” (tôi xin) trước khi ăn.
3. Đừng đưa “tiền tip”
Tại Nhật Bản, không có tập quán đưa “tiền tip” cho người phục vụ ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù là trên xe taxi, trong nhà hàng hay lúc được người khác chăm sóc. Đưa “tiền tip” cho một người là ít hay nhiều lăng nhục người đó. Đừng áy náy vì trong dịch vụ bạn yêu cầu đã bao gồm cả khoản tiền này, không cần phải cho thêm.
4. Hãy khoe tài dùng đũa
Tùy thuộc vào nhà hàng bạn đến ăn tối, có thể bạn phải dùng đũa. Nếu cảm thấy khó khăn khi dùng đũa, bạn nên tập trước khi đến Nhật. Ăn tối với người Nhật, bạn đừng ngạc nhiên khi người Nhật đánh giá rất cao khả năng ăn giống dân bản địa của bạn, trong đó có cả kỹ năng dùng đũa.
=> Xem thêm các chủ đề học tiếng Nhật, vui lòng click ngữ pháp tiếng Nhật cám ơn các bạn!
5. Trước khi bước qua ngưỡng cửa
Hãy cởi giày dép của bạn trước khi bước vào bất cứ ngôi nhà nào tại Nhật Bản. Vào nhà hàng, khách sạn cũng thế. Thường thì có nơi cho bạn để giày và bên cạnh có đôi hài để bạn xỏ chân vào.
6. Khẩu trang
Khẩu trang tiệt trùng được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản, kể cả công nhân viên chức và những người đi đường để ngăn ngừa vi trùng. Nhưng khẩu trang không chỉ dùng bảo vệ vi trùng (bảo vệ cũng chẳng được là bao) mà đôi khi chỉ là phương tiện che cái gì đó trên mặt, hay để người khác… đừng nhận ra mình.
7. Nhập gia tùy tục
Khi một nhóm học sinh Nhật được hỏi hãy xác định các nguy cơ nào chúng phải đối mặt hôm nay, đa số đồng ý nguy cơ số 1 là chủ nghĩa cá nhân. Trong khi xã hội Nhật Bản hình thành dựa vào các nhóm người hay tổ chức thì xã hội phương Tây hình thành quanh những cá nhân. Điều này có nghĩa là người Nhật chấp nhận cuộc sống như một con ông thợ cần cù, trong những khối thép và bê tông? Không hẳn thế, nhưng kẻ nào sống cá nhân quá sẽ bị đánh giá, thậm chí phải được trị liệu tâm lý. Làm cho người khác chú ý bằng cái tôi là sai lầm lớn.
8. Văn hóa nhà tắm
Nhà tắm công cộng vẫn sống và sống tốt tại Nhật Bản bất chấp sự đi xuống tại những nơi khác. Sento (nhà tắm ở khu dân cư) rất dễ dàng tìm thấy từ những khu phố lớn ở Shinjuku đến thị trấn nhỏ trên đảo Shikoku. Onsen (suối nước nóng) rất phổ biến tại những khu nghỉ dưỡng cuối tuần. Khác với phòng tắm phương Tây, bạn chỉ được vào phòng tắm Nhật sau khi đã tắm rửa sạch sẽ, để được trầm mình trong nước nóng từ 10 — 30 phút.
9. Ngôn ngữ mặc định của bạn là tiếng Anh
Người Nhật nào cũng tự động xem bạn là người nói tiếng Anh thượng hạng cho đến khi nào bạn chứng tỏ mình không biết tiếng Anh. Ngay cả khi đến Nhật Bản thời gian ngắn, bạn cũng sẽ chứng kiến một nhóm học sinh chào người nước ngoài bằng tiếng “Hello! Hello! Hello!” hoặc một ai đó tập đối đáp tiếng Anh với bạn bằng câu nói “Where are you from?”. Dù bạn có thể nói thông thạo tiếng Nhật thì đối với người Nhật, ngôn ngữ mặc định của bạn vẫn là tiếng Anh.
10. Ám ảnh an toàn
Người Nhật thường cảnh cáo bạn là hãy cẩn thận khi đi lại và hãy để ý những đồ mang theo mình. Lý do đơn giản: Nỗi sợ tội ác tại Nhật rất cao, nhất là đối với người bản địa, nhiều vụ sát nhân hàng loạt đã xảy ra. Tuy nhiên, tỷ lệ tội ác tại Nhật lại vào hàng thấp nhất thế giới. Điều này được chứng minh khi bạn rất dễ dàng chứng kiến các doanh nhân hay thường dân lỡ chuyến tàu ngủ trên ghế đá công viên với tư trang bên cạnh, hay một nhóm bé trai 5 tuổi tự đi bộ hơn 1km đến trường vào buởi sáng sớm mà không sợ bị bắt cóc.
Địa chỉ: Cơ sở 1 Số 365 - Phố vọng - Đồng tâm -Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 2: Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở 3: Số 54 Ngụy Như Kon Tum - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 62 921 082 Hoặc: (84-4) 0964 66 12 88