Chợ24h

Tiêu đề: Ấn tượng về đất nước Nhật Bản phần 7 [In trang]

Thành viên: Hoanghieu123    Thời gian: 25/4/2016 09:13:46     Tiêu đề: Ấn tượng về đất nước Nhật Bản phần 7

Nguồn tham khảo : http://tiengnhatgiaotiep.edu.vn/
Nhật Bản & Những cảm nhận (7)

TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG

Người Nhật có “kimono”, đấy là điều mà ắt hẳn bất cứ ai, ở bất cứ xứ sở nào trên trái đất cũng nắm rõ. Trẻ em, người lớn, trai gái đều có trang phục kimono, và được mặc vào các thời điểm thích hợp trong năm, như lễ hội, cưới hỏi, đi đền chùa, v.v…

Người Việt có “áo dài”, thật sự thì chưa có một tài liệu hay văn bản nào trong quá khứ xác định đây là chiếc áo truyền thống của người Việt. Nhưng vài thập kỷ gần đây, nhắc đến Việt Nam là nhắc đến áo dài. Cứ nghiễm nhiên xem đây là trang phục mang bản sắc Việt Nam. Đối tượng mặc có hạn chế hơn, chủ yếu là phụ nữ, thỉnh thoảng nam giới cũng mặc (nhưng đa phần là không tự nguyện). Người Việt mặc cũng tùy hứng, chỉ có cô giáo và nữ sinh trung học là được quy định mặc, ngoài ra các dịp lễ tết, cưới hỏi và hội họp thì có quy định riêng. Mặc dù so về thời gian hình thành và tầm ảnh hưởng trong lịch sử thì áo dài chỉ bằng tuổi “chắt” so với chiếc kimono lâu đời. Tuy nhiên, làm một cuộc so sánh ngẫm cũng thấy nhiều điều thú vị.

Kimono đắt tiền hơn áo dài. Số tiền dùng để mua một chiếc kimono có thể mua được một mớ áo dài tương đương đẳng cấp (về độ sang trọng và kiểu dáng). Về khoản này, chị em phụ nữ Việt Nam thuận lợi hơn.

Kimono mặc “nóng” hơn và “khó khăn” hơn áo dài. Một bộ kimono có đủ thứ phụ kiện, nào lớp trong, lớp ngoài, đai, dây cột; đi kèm với nó là guốc gỗ, tất trắng (yêu cầu bắt buộc!). Áo dài chỉ gồm áo và quần; chị em muốn xinh hơn thì thêm khăn mấn, nón lá, giày cao gót hay xăng đan cũng tiện (vì quần sẽ che hết gót, không nhìn thấy). Để mặc được chiếc kimono là cả một kỳ công, phải có người trợ giúp. Áo dài mặc một mình vẫn đẹp và nhanh. Có một hình thức đơn giản hơn của kimono, gọi là yukata, mỏng và đơn giản, giống như áo ngủ, chỉ cần khoác vào, cột lại là xong, người Nhật vẫn sử dụng trang phục này ra đường vào ngày trời mát. Nhưng yukata không thể so sánh với áo dài quý phái. Dẹp em này sang một bên.

>>>> xem thêm các chủ đề khác tại : Ngữ pháp tiếng Nhật
Đi lại trong một chiếc áo bó túm, thêm đôi guốc gỗ, tương đối khó khăn và chậm chạp, đứng lên ngồi xuống cũng bất tiện. Áo dài thướt tha, tung tăng, đi chậm hay đi nhanh hay đi vun vút vẫn thoải mái và còn tung bay đẹp hơn nữa. Chỉ có điều bất tiện là vướng cái tà, nên khi đi phải cẩn thận không được để mắc vào xung quanh, nhất là đi xe đạp hay xe máy phải chú ý vịn tà áo (nhưng vẫn hơn kimono, mặc vào thì chỉ có thể đi bộ và chấm hết!). Suy ra, phụ nữ Việt Nam ít chịu gò bó như phụ nữ Nhật Bản, ít ra có thể nhìn thấy trong dáng đi. Bên cạnh đó, áo dài góp phần tôn thêm vẻ duyên dáng, quyến rũ và cả chiều cao cho người phụ nữ hơn rất nhiều lần.
Áo dài có thể nhìn thấy trong trường học, trong hội nghị, hội thảo, trong ngành hàng không, khách sạn… nhưng rất hiếm thấy trong ngày Tết. Ngược lại, có thể bắt gặp kimono trong chùa, trên phố, trong chợ, trên tàu điện, và đặc biệt là đám cưới, lễ lạc. Mỗi trang phục của từng dân tộc có phạm vi và mục đích sử dụng khác nhau.

Nam giới Nhật Bản mặc kimono phổ biến hơn đàn ông Việt Nam mặc áo dài. Xét về đối tượng sử dụng thì kimono phân bố rộng hơn và mang tính quần chúng hơn. Thiết nghĩ, chiếc áo dài nên được khuyến khích sử dụng đối với nam giới, có như thế mới xứng đáng là quốc hồn quốc túy của Việt Nam.
Từ chuyện “chiếc áo” thấy được một nét văn hóa của hai dân tộc. Tập quán và tính cách con người góp phần tạo ra bản sắc trong trang phục. Người Nhật kỹ tính và giàu phép tắc; người Việt đơn thuần và cởi mở. Chiếc áo của Nhật gắn liền với chốn quyền quý, lễ nghi; chiếc áo của người Việt hồn hậu, nền nã.
>>>> Xem thêm chủ đề ăn cơm tiếng Nhật
Chúc các bạn chinh phục tiếng Nhật thành công!

TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL

Địa chỉ: Cơ sở 1 Số 365 - Phố vọng - Đồng tâm -Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 2:  Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở 3: Số 54 Ngụy Như Kon Tum - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 62 921 082 Hoặc: (84-4) 0964 66 12 88







  © Copyright 2011-2013 iSoftco®, All rights reserved
Văn phòng công ty: P.16/706, Tòa nhà Thành Công, 57 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội
Tel: (84-4) 37 875018;(84-4) 3555 8604 | Fax: (84-4) 37 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com