Tiêu đề: Giống và khác ngoại hình - Có giống hay khác nhau ADN? [In trang] Thành viên: quyen113 Thời gian: 24/8/2016 13:04:18 Tiêu đề: Giống và khác ngoại hình - Có giống hay khác nhau ADN?
Giống và khác ngoại hình - Có giống hay khác nhau ADN?
Không ít người thường băn khoăn: “Con không giống bố, không giống mẹ, phải chăng đó không phải con mình?”
Mỗi người được tạo nên từ hàng tỉ tế bào, Khi làm dịch vụ thử ADN theo yêu cầu của khách hàng đã chỉ ra rằng: Ở các tế bào trong một cơ thể là như nhau. Dữ liệu DNA ở mỗi người là duy nhất, hai người không có cùng một trình tự DNA trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng. Một nửa DNA của người bố và một nửa DNA của người mẹ kết hợp với nhau để tạo thành DNA của người con. Do đó, việc con cái có những đặc điểm giống với bố mẹ là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, không thể nói đứa trẻ không phải do bố mẹ chúng sinh ra nếu thấy đứa trẻ ấy không có nét giống bố hoặc giống mẹ. Tướng mạo, chiều cao, tính cách và trí tuệ của mỗi con người ngoài chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền phức tạp còn chịu tác động của các yếu tố phi di truyền khác nữa.
Bionet Việt Nam đưa ra một số lý do và ví dụ để chứng minh rằng dựa vào ngoại hình để xác định huyết thống cha – con có độ chính xác rất thấp.
Di truyền đa gen
Không phải cứ mỗi một đặc điểm (tính trạng) của chúng ta đều do 1 gen quy định. Thực tế, các gen khác nhau lại có thể tương tác với nhau theo một cách nào đó và ảnh hưởng lên một tính trạng.
Ví dụ: Có nhiều tính trạng không riêng rẽ (ví dụ về tính trạng riêng rẽ: mù màu/không mù màu) mà thay vì thế lại biểu hiện liên tục (ví dụ màu mắt có một loạt các màu khác nhau). Các tính trạng phức hợp này được tạo bởi tương tác cộng gộp của nhiều gen. Sự ảnh hưởng của các gen này là tương đương, số lượng các gen sẽ tạo nên mức độ biểu hiện của tính trạng. Gen của bố và mẹ kết hợp với nhau có thể cho ra một đặc điểm hoàn toàn khác bố mẹ ở người con.
Màu mắt được biết là có kiểu di truyền đa gen, bị chi phối bởi nhiều gen, các alen của các gen tương tác với nhau cho ra màu mắt, do đó có nhiều màu mắt khác nhau. Về cơ bản nếu bạn càng có nhiều alen trội thì mắt của bạn càng đen. Sự khác nhau về màu mắt phụ thuộc theo số lượng alen trội của giả thuyết này được trình bày trong biểu đồ sau:
Dựa trên giả thuyết trên thì có thể ví dụ một vài khả năng sau:
Bố mẹ có mắt màu xanh nước biển nhạt (không có alen trội nào) thì không thể có con có mắt màu xanh nước biển hoặc các màu đậm hơn (cần 1 alen trội trở lên).
Bố mẹ có mắt màu xanh nước biển thì con của họ có mắt màu xanh nước biển-xanh lá cây (hoặc nhạt hơn), nhưng không thể có màu nâu lục nhạt hoặc màu đen vì dù có trường hợp con họ nhận được tất cả alen trội của cả bố và mẹ thì cũng chỉ có 2 alen trội.
Cả hai bố mẹ mắt màu nâu hoặc màu đen thì con của họ có thể có bất cứ màu mắt nào (nhưng trường hợp con có mắt nhạt màu như màu xanh nước biển nhạt hoặc màu xanh nước biển ít xảy ra).
Bên cạnh đó, màu mắt của trẻ mới sinh thường bắt đầu rất nhạt và phải 1 đến 2 năm sau sinh mới thành màu sắc thực. Cho đến nay, màu mắt vẫn rất khó để dự đoán được. Vì vậy, dựa theo màu mắt không phải là phương pháp đáng tin cậy hoặc chính xác để xác định mối quan hệ huyết thống cha con.
Bố mẹ mang gen dị hợp tử:
Ví dụ gen màu tóc của 2 cha-mẹ đều ở trạng thái dị hợp tử (mang 1alen quy định tóc màu đỏ là alen lặn, 1 alen quy định tóc nâu là alen trội). Bố mẹ dị hợp tử 2 alen Vàng – Nâu nên có màu tóc là màu nâu. Ta có một sơ đồ phả hệ để xem khả năng màu tóc con cái của họ có thể có:
Nếu cả hai cha mẹ đều truyền cho con 2 alen quy định tóc màu nâu, đứa trẻ sẽ có tóc màu nâu (giống màu tóc cha mẹ chúng). Trường hợp này có xác suất xảy ra là 25%.
Nếu cha hoặc mẹ cho con 1 alen quy định tóc màu vàng còn người kia truyền cho con alen quy định tóc màu nâu, đứa trẻ sẽ có tóc màu nâu (giống màu tóc cha mẹ chúng). Trường hợp này có xác suất xảy ra là 50%
Nếu cả hai cha mẹ đều truyền cho con 2 alen quy định tóc màu vàng, đứa trẻ sẽ có mái tóc màu vàng (khác màu tóc cha mẹ chúng). Trường hợp này có xác suất xảy ra là 25%.
Từ ví dụ trên, trường hợp bố mẹ mang gen dị hợp tử, không phải 100% con sinh ra sẽ có màu tóc giống màu tóc của bố hoặc mẹ, có tới 25% khả năng con sinh ra sẽ có màu tóc khác hoàn toàn màu tóc của bố hoặc mẹ.
Đột biến
Đột biến gen có thể gây sự biến đổi hoàn toàn về kiểu hình. Ví dụ đột biến xảy ra tại gen OCA 4 gây bệnh bạch tạng. Vì thế có thể hệ gen của người con có đột biến dẫn tới con có đặc điểm ngoại hình khác bố mẹ là hoàn toàn có thể xảy ra.
Đặc trưng di truyền này do nhiều cặp gen và điều kiện môi trường quyết định. Vì thế tác động của mỗi cặp gen là rất nhỏ, tác động chung của các cặp gen mới giúp tạo nên đặc trưng của cá thể.
Môi trường
Đối với nhiều đặc điểm ngoại hình, sự tương tác giữa kiểu gen con cái thừa hưởng từ bố mẹ và điều kiện môi trường cho ra kiểu hình của người con. Môi trường của một người có thể bao gồm những thứ như tiếp xúc với hóa chất, thói quen tập thể dục và thói quen ăn uống,..
Ví dụ: Chiều cao của con người không chỉ được quyết định bởi gen mà còn do các tác động từ môi trường như chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể dục,…. Hơn nữa chiều cao là một tính trạng di truyền đa gen, tức là chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều gen khác nhau (tương tự màu mắt). Trường hợp cả bố và mẹ đều thấp không có nghĩa đứa con họ sinh ra cũng sẽ thấp, ngược lại cả hai bố mẹ đều cao thì đứa con sinh ra chưa hẳn sẽ “khổng lồ”.