Tiêu đề: Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa vào buổi tối [In trang] Thành viên: phamdiep69 Thời gian: 9/9/2016 11:01:31 Tiêu đề: Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa vào buổi tối
Nổi mề đay vào buổi tối : Mề đay là một bệnh lý khá phức tạp với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do ký sinh trùng, nhiễm trùng, do thức ăn hay thời tiết, do thuốc, kháng nguyên hô hấp (phấn hoa, bụi, men mốc…). Ðặc điểm của mề đay là xuất hiện từng cơn rồi biến mất, mỗi cơn kéo dài trong vài giờ, thường không kéo dài quá 24 giờ. Nếu bệnh giới hạn trong vài tuần là mề đay cấp tính, bệnh trên 6 tuần gọi là mề đay mãn tính. Tình trạng noi me day có thể nổi vào buổi sớm sau khi ngủ dậy, lúc chiều tối hoặc có thể cả ngày, Bên cạnh đó cũng có những trường hợp mề đay lại nổi vào buổi tối. Vậy tại sao lại như vậy và nổi mề đay vào buổi tối có đặc điểm gì cũng như cách chữa chứng bệnh này ra sao?
Nguyên nhân nổi mề đay buổi tối?
Người bệnh khi bị nổi mề đay vào buổi tối có thể là do một trong những nguyên nhân sau đây:
Bệnh mề đay mẩn ngứa: Biểu hiện bệnh mề đay mẩn ngứa có đặc điểm là hay bị nặng vào chiều tối nhưng có thể xuất hiện vào bất kì thời điểm nào trong ngày. Dấu hiệu nhận biết đó là trên da có thể xuất hiện những vết nổi nhiều hình dạng màu trắng hay hồng hoặc có khi bị nổi mụn theo mảng, rất ngứa.
Bị nổi mẩn ngứa về đêm do giường chiếu, chăn mền chưa được vệ sinh: Chỗ ngủ hằng đêm của chúng ta chứa vô số loại vi khuẩn khác nhau và bất cứ ai cũng có thể bị gây dị ứng nếu những vật dụng thân thuộc này không được giặt sạch thường xuyên.
Do dùng mĩ phẩm: Nếu người bệnh có thói quen bôi mĩ phẩm vào buổi tối thì cũng có thể bị dị ững với loại mĩ phẩm đang sử dụng.
Có thể do ăn phải những thức ăn dễ gây dị ứng vào buổi tối như: Các loại hải sản...
Để chấm dứt hiện tượng ngứa gãi nổi mề đay vào buổi tối, các bạn cần kiểm tra lại các nguyên nhân. Nên đến các địa chỉ khám chữa da liễu uy tín để làm một số xét nghiệm tìm ra nguyên nhân gây nên ngứa nổi mề đay vào buổi tối, triệt tận gốc bệnh. Vệ sinh chăn mền sạch sẽ, giữ thoáng mát phòng ngủ cho mình, kiểm tra lại các dòng mỹ phẩm về hạn sử dụng, xem thử xem có giảm bệnh hay không.
Tuyệt đối không cào xước mạng, gãi nên vùng da bị ngứa, để không gây tổn thương da, dễ gây nên bội nhiễm khó điều trị bênh về sau này. Vệ sinh thân thể sạch sẽ, hạn chế tắm, không nên tắm nước quá nóng, không nên ăn những thực phẩm mà có khả năng gây dị ứng và nên mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi.
Nếu cơn mề đay phụ nữ sau sinh quá khó chịu, khiến bạn khó ngủ thì có thể dùng khăn lạnh chườm lên vùng bị ngứa, để xoa dịu cơn ngứa.
Bên cạnh đó, người bệnh nên giảm đường, muối trong chế độ ăn vì chúng làm gia tăng phản ứng quá mẫn gây dị ứng. Nên kiêng những chất kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu ớt và thực phẩm tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng, chocolate, trứng, sữa... Thay vào đó hãy ăn những món dễ tiêu, nước ép rau hoa quả có tính mát và giàu vitamin A, B, C.
Trường hợp gây ngứa, khó chịu nhiều; bệnh nhân có thể học theo các kinh nghiệm trị ngứa dân gian như lá khế, kinh giới hoặc rau má. Sắc nước uống lá khế và kết hợp xoa ngoài giúp giảm ngứa nhanh, đặc biệt trên nhóm đối tượng nhạy cảm như trẻ em. Tương tự lá kinh giới hoặc rau má sắc uống ngay khi có hiện tượng dị ứng. Nên hạn chế dùng thuốc mỡ kháng histamin thoa lên da vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ corticoides ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ (nhất là khi thoa trên diện tích quá lớn). Để phòng ngừa tái phát mẩn ngứa, mẩn đỏ ở những người có cơ địa dị ứng, người bệnh nên tránh xa các tác nhân gây mẫn cảm.