Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao
In Chủ đề trước Tiếp theo

Hàn răng sâu trẻ em có được không? [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 20/2/2017 17:07:30
Chào bác sĩ! Con tôi bị sâu răng rất nặng, tôi nghe nói hàn răng có thể loại bỏ được vết sâu răng này. Mong bác sĩ thêm cho tôi về phương pháp hàn răng sâu trẻ em. Cảm ơn bác sĩ!

Răng sâu là tình trạng răng bị phá hủy men răng và ngà răng. Mức độ phá hủy sâu tới men hay ngà sẽ phụ thuộc vào mức độ sâu răng nặng hay nhẹ. Sâu răng càng nặng thì sự phá hủy mô răng càng lớn, càng ăn sâu về phía tủy răng.

Cho nên dù là răng vĩnh viễn hay răng sữa bị sâu đều sẽ gây cho bệnh nhân không ít phiền toái.

Trường hợp của con bạn là sâu răng sữa, cho nên băn khoăn răng sữa bị sâu có nên hàn không là rất cần thiết.

Răng sữa bị sâu có nên hàn lại cho trẻ không?
Theo lý thuyết, bất cứ răng nào bị sâu cũng nên hàn trám lại để khôi phục răng về chức năng cũng như thẩm mỹ.

Đây là vấn đề không cần phải cân nhắc nếu là sâu răng vĩnh viễn. Riêng với răng cửa, thực tế băn khoăn răng sữa bị sâu có nên hàn là chính bởi cho rằng răng này sẽ được thay thế nên không cần phải quá coi trọng.

Xét cho cùng, suy nghĩ cũng khá hợp lý khi mà chiếc răng sữa đó đã sắp đến thời điểm rụng để được thay bằng răng vĩnh viễn. Nhưng nếu là chiếc răng sữa bị sâu sớm, khi mà còn nhiều năm nữa mới rụng đi thì việc để mặc chiếc răng sâu lại hoàn toàn không nên.




BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Trám răng cấm hiệu quả

Con bạn chỉ mới 3 tuổi, răng hàm là răng ăn nhai quan trọng chỉ được thay chiếc đầu tiên khi trẻ khoảng 9 – 10 tuổi. Răng cửa có vai trò thẩm mỹ, chỉ được thay chiếc đầu tiên khi trẻ 7 – 8 tuổi. Như vậy, con bạn còn cần đến những chiếc răng sữa bị sâu này trong ít nhất là 4 – 5 năm nữa. Khoảng thời gian này đủ để răng sữa bị phá hủy nặng và gây đau nhức cho bé. Bởi vậy, việc hàn trám là cần thiết, không nên vì băn khoăn răng sữa bị sâu có nên hàn mà chần chừ để tình trạng sâu răng của bé nặng hơn.

Tình trạng này sẽ gây ra đau nhức và khó chịu cho bệnh nhân, việc ăn nhai khó khăn hơn do cảm giác ê buốt và nhạy cảm răng khi bị lực nhai đè lên mặt răng sâu. Khi đó là các ống ngà trong ngà răng bị kích thích mới gây nên cảm giác như vậy.

Nếu hàn trám thì trước đó, bé sẽ được điều trị lấy hết mô răng sâu để tránh bị đau nhức. Sau đó mới thực hiện hàn trám lại để phục hồi răng đồng thời ngăn ngừa tái phát răng sâu.
Sau hàn trám, chiếc răng của bé sẽ ăn nhai được bình thường nên bạn có thể yên tâm. Hy vọng với chia sẻ này sẽ giải đáp được thắc mắc hàn răng sâu trẻ em.
Nguồn: http://cachlamtrangrang.org/

Đánh giá

Lưu trữ | Phiên bản Mobile | Quy chế | Chính sách | Chợ24h

GMT+7, 10/11/2024 12:39 , Processed in 0.130601 second(s), 132 queries .

© Copyright 2011-2024 ISOFT®, All rights reserved
Công ty CP Phần mềm Trí tuệ
Số ĐKKD: 0101763368 do Sở KH & ĐT Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 13/7/2005, sửa đổi lần thứ 4 ngày 03/11/2011
Văn phòng: Tầng 9, Tòa Linh Anh, Số 47-49 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (84) 2437 875018 | (84) 2437 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com

Lên trên