Thời gian đăng: 3/5/2020 08:16:51
Biện pháp giảm mức tiêu hao năng lượng của nhà cao tầng
Phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới năm 1992 ở Rio de Janerio, các nhà hoạt động về kinh tế, xã hội, môi trường cùng với các nhà chính trị đó thống nhất về quan điểm phát triển bền vững máy biến tần giá rẻ, coi đó là trách nhiệm chung của các quốc gia, của toàn nhân loại và đồng thuận thông qua tuyên bố Rio gồm 27 nguyên tắc cơ bản về Phát triển bền vững và Chương trình Nghị sự 21, xác định các hành động mua bán máy biến tần cho sự phát triển bền vững của toàn thế giới trong thế kỷ thứ 21.
Đại hội Đảng lần thứ IX đó thông qua mục tiêu chiến lược 10 năm (2001-2010) mà nội dung tập trung vào những nhân tố phát triển bền vững. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc đó đề ra và thực hiện cam kết quốc tế về phát triển bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam).
Trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, nhà cao tầng đang dần trở nên phổ biến tại các đô thị trên thế giới và đặc biệt là tại đô thị chật hẹp, dân số cao như Việt Nam nhằm tiết kiệm quỹ đất đô thị cho các mục đích công cộng như vui chơi giải trí, công viên cây xanh,... cũng như tập trung, giảm hệ thống hệ thống hạ tầng, giao thông vận tải, mạng lưới dịch vụ dẫn đến giảm mức tiêu hao năng lượng.
Tuy nhiên, nhà cao tầng là kiểu kiến trúc tập trung tiêu hao nhiều năng lượng và không ngừng sản sinh phế thải và ô nhiễm. Với tốc độ tăng trưởng xây dựng bình quân 15%/năm, số toà nhà cao tầng, trung tâm thương mại, siêu thị mới sẽ tăng thêm rất nhiều và tỷ lệ sử dụng năng lượng trong các toà nhà chiếm từ 35 - 40% tổng năng lượng tiêu dùng song năng lượng sử dụng trong các toà nhà, công trình cao tầng là rất lớn nhưng tản mạn, không hiệu quả và không kiểm soát được.
Thêm vào đó, hầu hết công trình cao tầng được thiết kế theo phong cách nước ngoài, không phù hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên ở Việt Nam gây lãng phí nghiêm trọng năng lượng trong quá trình sử dụng công trình.
Biến đổi khí hậu, phá huỷ tầng ozon, cạn kiệt tài nguyên năng lượng đang là mối quan tâm của các nhà khoa học và thách thức với toàn thế giới. Tại các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) vấn đề càng trở nên nghiêm trọng do sự yếu kém cả về mặt nhận thức và các yếu tố kinh tế – kỹ thuật.
Nhà cao tầng là sản phẩm của khoa học và công nghệ, từ thiết kế, xây dựng cho đến vận hành công trình, từ hệ thống móng, kết cấu, kỹ thuật chống động đất và gió bão, đến điện và chiếu dáng, an toàn và phòng chống cháy, cấp nước, cấp khí đốt và điều hoà nhiệt độ. Chính vì thế, việc sử dụng nhiều năng lượng trong nhà cao tầng là nhận định hoàn toàn có căn cứ và cơ sở. Tuy nhiên, năng lượng và ô nhiễm quan hệ với nhau theo luật đồng biến, còn nhiệt và các chất độc hại được truyền, thải và rò rỉ từ trong công trình ra môi trường xung quanh.
Do đặc điểm chịu lực, tổ chức không gian kiến trúc thường theo kiểu hợp khối, bố cục chặt, đặc. Điều này thường gây khó khăn cho việc tổ chức thông gió tự nhiên tới tận mỗi không gian bên trong, và chính vì vậy trong phần lớn công trình, giải pháp ĐHNĐ gần như là bắt buộc và duy nhất;
Các tường bên có diện tích rất lớn, gấp hàng trăm lần diện tích mái, lại quay về mọi hướng và không được cây xanh và các công trình bên cạnh che chắn, sẽ là nguồn thu nhận BXMT rất đáng kể, đặc biệt trong khí hậu nhiệt đới. Nếu phòng thông gió tự nhiên tốt, một phần nhiệt BXMT sẽ được thải ra ngoài, nhưng vẫn nóng bức do cơ thể chúng ta phải trao đổi nhiệt bằng bức xạ với các bề mặt có nhiệt độ cao. Ngược lại nếu ta đóng kín cửa để chạy ĐHNĐ, thì tải trọng lạnh sẽ rất lớn;
Khái niệm nhà cao tầng sử dụng năng lượng mua ban may bien tan tiết kiệm và hiệu quả còn được gọi là nhà cao tầng sinh thái được sử đụng để mô tả “những nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, bao gồm việc sử dụng có cân nhắc nguồn năng lượng và vật liệu trong suốt tuổi thọ của hệ thống thiết kế, và qua thiết kế để giảm ảnh hưởng của quá trình sử dụng công trình đối với môi trường tự nhiên (hoặc hoà làm một với môi trường tự nhiên)” - Ken Yeang.
|
|